3.473. Thu hồi tài sản tham nhũng.

(ANTV) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI trả lời phỏng vấn ANTV ngày 24-8-2021 tại đường phố, phát trên ANTV – An ninh cuộc sống ngày 31-8-2021.

Xem Video Clip 8 phút tại đây :ANTV (An ninh cuộc sống) 31-8-2021

https://www.antv.gov.vn/video/an-ninh-voi-cuoc-song/bat-cap-trong-thu-hoi-tai-san-tham-nhung-kinh-te-271466.html

———————-

Thực thi công lý.

Đánh tham nhũng phải trúng tài sản, chứ cứ tù tội thôi thì mới chỉ được phân nửa.

Bản án đã ban ra cứ thì như là luật, nhưng thật ra cũng chỉ là công lý trên giấy. Được thi hành thì mới biến thành công lý sống, nhất là thi hành nghĩa vụ về là tài sản nói chung, tài sản tham nhũng nói riêng. Khó nhất là thiệt hại hàng nghìn tỷ mà các bị cáo không hưởng lợi.

Thực thi pháp luật là khâu yếu kém nhất, trong đó có thi hành án rất chán, vì muôn vàn lý do chủ & khách quan: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, ở sai thì hỏng.

ANVI trên ANTV 31-8-2021 (phút 1:56 & 6:40):

https://www.antv.gov.vn/video/an-ninh-voi-cuoc-song/bat-cap-trong-thu-hoi-tai-san-tham-nhung-kinh-te-271466.html

Mỗi ngày 1 luật !

—————-

Kịch bản:

  1. Tỷ lệ thu hồi tài sản Nhà nước trong các vụ án tham nhũng vẫn còn thấp. Ví dụ như vụ án Trịnh Xuân Thanh, tổng số tiền bị cáo này phải bồi thường là 122 tỷ đồng tuy nhiên chỉ thu hồi được 31 tỷ đồng, tức là bằng 1/4. Trong trường hợp này, bất cập về mặt luật pháp là các cơ quan tố tụng chỉ có thể áp dụng biện pháp phong tỏa, kê biên tài sản sau khi có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, nên tài sản đã bị người vi phạm tẩu tán, chuyển qua cho công ty sân sau ngay khi quá trình tố tụng vẫn đang diễn ra. Ý kiến của luật sư như nào về thực trạng này?
  2. Nguyên nhân của thực trạng trên?
  3. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do bất cập trong hành lang pháp lý liên quan. Ý kiến của luật sư như nào về vấn đề hoàn thiện pháp luật để thu hồi tài sản tham nhũng?
  4. Thực trạng:
  • Chậm trễ trong việc điều tra, truy tố, thụ lý, xét xử & chuyển giao bản án vụ án dân sự và hình sự. Chưa coi trọng vấn đề khắc phục hậu quả, nhất là các vụ án dân sự, hình sự liên quan đến tiền bạc, kinh tế.
  • Do không theo dõi, quản lý tốt được nguồn gốc sở hữu tài sản và dòng tiền, nên không thu hồi, xử lý được. Không giải quyết đồng bộ như: Nhà ở duy nhất thì phải bố trí chỗ ở, tài sản sở hữu chung thì phải xác định được quyền sở hữu của người nào
  • Do chế tài còn nhẹ, thấp, như lãi suất chậm thi hành án thấp hơn lãi suất vay vốn.
  1. Hậu quả:
  • Không được quyền lợi chính đáng của Nhà nước & nhân dân do tội phạm gây ra thiệt hại, không khắc phục được kịp thời hậu quả.
  • Dẫn đến tình trạng nhờn luật, thiếu coi trọng pháp luật, mất lòng tin nói chung và Bản án nói riêng. Giảm hiệu lực, hiệu quả của pháp luật nói chung và vai trò của tư pháp nói riêng.
  • Giảm tác dụng phòng ngừa, hạn chế, răn đe tình trạng vi phạm pháp luật & cam kết.
  1. Khắc phục:
  • Cần chỉnh sửa, hoàn thiện hành lang pháp lý theo hướng:
  • Bảo đảm được việc kê khai, theo dõi, quản lý sở hữu tài sản;
  • Không công nhân các giao dịch liên quan đến không như giai đoạn trước khi phá sản doanh nghiệp.
  • Truy thu tới cùng việc tẩu tán tài sản;
  • Giải pháp áp dụng hình phạt tiền và bồi thường thay thế & giảm nhẹ cho hình phạt tù.

————

 

 

 

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.730. Ra mắt cuốn “cẩm nang” tra cứu về pháp...

(ND) - Cuốn sách “Cẩm nang pháp luật ngân hàng (Nhận diện những vấn...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.277. Tìm hiểu kỹ về hợp đồng tín dụng

(FE) - Livetream: Finace explorers – Hiểu tiền bớt phiềnTập 6: Những...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,337