320. Bình luận về Quy định quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

(ANVI) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC bình luận tại Hội thảo do Hội thảo Hiệp hội Bất động sản tổ chức.

Mặc dù đi tiên phong lên tiếng kiến nghị và tổ chức hội thảo này, nhưng vẫn là rất chậm. Khi mà nhiều DN đã đã phải nộp thuế oan 1 năm & sắp phải nộp năm thứ 2.

19 tháng trước, trả lời trên báo Thanh niên, tôi đã cảnh báo quy định không hợp lý, sẽ khiến DN mất tính chủ động và cơ hội trong phát triển kinh doanh, mở rộng đầu tư sản xuất KD.

Hôm nay lần đầu tiên đến với Hiệp hội BĐS, nhìn lại tôi thấy 3 cái lý trong NĐ 20, như sau:

Thứ nhất, không đủ cơ sở pháp lý;

Thứ hai, quy định không hợp lý;

Thứ ba, áp dụng không hợp lý.

Trước hết quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết là cần thiết. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý và nội dung đang được quy định tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24-02-2017 của Chính phủ “Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết” còn những điểm chưa hợp lý.

1. Không đủ cơ sở pháp lý:

1.1. Giao dịch liên kết” bị hạn chế quyền của cá nhân và pháp nhân, nên phải được điều chỉnh trong một đạo luật theo quy định tại khoản 2, Điều 2 về “Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự”, Bộ luật Dân sự năm 2015:

2. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

1.2. Hiện nay, việc giao dịch với “người có liên quan” đã được quy định trong một số đạo luật, trong đó khái niệm “người có liên quan” đã được giải thích trong 4 đạo luật hiện hành gồm: Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2006, Luật Chứng khoán năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2016, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Luật Doanh nghiệp năm 2014.

1.3. Trong khi đó, cụm từ “giao dịch liên kết” mới chỉ được giải thích trong khoản 3, Điều 4 về “Giải thích từ ngữ” và Điều 5 “Các bên có quan hệ liên kết” (tương tự quy định về “người có liên quan”), Nghị định số 20/2017/NĐ-CP. Ngoài ra, cụm từ “giao dịch liên kết” cũng được đề cập đến trong quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt và việc chuyển giao công nghệ như sau:

  • Đoạn 2, khoản 1, Điều 6 về “Giá tính thuế”, Luật Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014 và 2016 chỉ có quy định về “cơ sở có mối quan hệ liên kết” trong trường hợp tính giá hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
  • Điểm c, khoản 3, Điều 27 về “Giá, phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ”, Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 cũng đề cập đến giá công nghệ chuyển giao phải được kiểm toán và thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và giá trong trường hợp “giữa các bên có quan hệ liên kết theo quy định của pháp luật về thuế”.

1.4. Như vậy, việc quy định hạn chế trong “giao dịch liên kết” chỉ bảo đảm cơ sở pháp lý sau khi đã được quy định trong Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đang trình Quốc hội xem xét thông qua.

2. Quy định không hợp lý:

2.1. Khoản 3, Điều 8 về “Xác định chi phí để tính thuế trong một số trường hợp cụ thể đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đặc thù”, Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định như sau:

“3. Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế”.

2.2. Quy định trên có một số điểm bất hợp lý như sau:

  • Thứ nhất: Trường hợp doanh nghiệp thật sự phải chi trả chi phí lãi vay cao hơn tỷ lệ khống chế nói trên, thì quy định của Nghị định là trái luật, vi phạm quyền huy động vốn từ mọi nguồn một cách hợp pháp để phục vụ nhu cầu kinh doanh. Cụ thể là vi phạm một trong các quyền của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3, Điều 7 về “Quyền của doanh nghiệp”, Luật Doanh nghiệp năm 2014: “ Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn”;
  • Thứ hai: Quy định “tổng chi phí lãi vay” “không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần…” không phù hợp với một số doanh nghiệp, chưa tính đến yếu tố có hay không có “giao dịch liên kết”. Vì nhìn chung, doanh nghiệp Việt Nam rất thiếu vốn, nên phải đi vay là chủ yếu; trong khi năng lực hạn chế, tài sản bảo đảm ít, không đủ sự tín nhiệm để vay với lãi suất thấp, nên phải vay với lãi suất cao của mọi đối tượng từ các tổ chức tín dụng, công ty mẹ, công ty liên kết, cho đến người lao động và các nhân, doanh nghiệp khác. Do đó, nếu “tổng chi phí lãi vay” trên 20, thậm chí 50% mà là chi phí thật, hợp lý, hợp lệ thì cũng cần phải được chấp nhận;
  • Thứ ba: Trong mọi trường hợp, tỷ lệ 20% nói trên là nhằm đặt ra giới hạn với mục đích hạn chế tình trạng chuyển giá, dẫn đến thất thu thuế. Chẳng hạn như công ty mẹ ở nước ngoài cho công ty con ở Việt Nam vay vốn tính lãi suất quá cao, dẫn đến công ty ở Việt Nam bị giảm thu nhập, nên không phải nộp hoặc nộp thuế quá thấp. Vì vậy, không có lý gì áp đặt đối với các công ty Việt Nam cho nhau vay vốn, kể cả đối với giao dịch liên kết, nếu như không nhằm mục đích chuyển giá, trốn, giảm nghĩa vụ nộp thuế.

3. Áp dụng không hợp lý:

3.1. Để tránh vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử, nên quy định về “Đối tượng áp dụng” của Nghị định này là gồm doanh nghiệp thuộc mọi loại hình và tính chất. Tuy nhiên về thực chất, Nghị định này là chủ yếu nhằm vào mục tiêu chống chuyển giá và chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua các nội dung dưới đây:

  • Khi Dự thảo Nghị định này được đưa ra lấy ý kiến nhân dân trên trang web của Bộ Tài chính và cộng đồng doanh nghiệp trên trang xây dựng pháp luật Vibonline của VCCI có tên gọi là “Dự thảo Nghị định quy định về quản lý giá chuyển nhượng của giao dịch liên kết, chống chuyển giá, chống thất thu Ngân sách Nhà nước”;
  • Nhiều khái niệm, nội dung, quy định quan trọng tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, cũng như Thông tư số 41/2017/TT-BTC ngày 28-4-2017 “Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24-02-2017 của Chính phủ Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết”, luôn xuất hiện và gắn liền với yếu tố nước ngoài như “Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập ký kết giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ”; “Cơ quan thuế đối tác là Cơ quan thuế của nước, vùng lãnh thổ ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam”;
  • Đặc biệt là quy định tại Điều 10 về “Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết”, Nghị định số 20/2017/NĐ-CP thể hiện rõ ràng các giao dịch gắn với nước ngoài, trong đó có quy định tại khoản 2 không dành cho các giao dịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam: “ Người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết, không làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này”;
  • Khoản 1, Điều 11 về “Các trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết”, Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định: Người nộp thuế được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết tại Mục III về “Thông tin xác định giá giao dịch liên kết” và tại Mục IV về “Kết quả sản xuất kinh doanh sau khi xác địn giá giao dịch liên kết” “trong trường hợp chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế”.

3.2. Khác với các giao dịch liên kết đa quốc gia, về trong mối quan hệ giao dịch liên kết ở trong nước giữa các doanh nghiệp với nhau, thì tất cả đều nộp thuế ở Việt Nam. Do vậy, nếu các cơ quan thuế bắt bẻ các doanh nghiệp Việt Nam trong trường hợp tổng số thuế phải nộp tại Việt Nam giữa các doanh nghiệp có giao dịch liên kết không giảm đi hoặc giảm một cách không đáng kể là quá máy móc, không cần thiết, không đúng với tinh thần và mục đích quy định của pháp luật.

3.3. Câu chuyện sai lầm chính sách đang lặp lại giống 10 năm trước, khống chế tỷ lệ chi phí quảng cáo, khuyến mại, khách tiết, lễ tân,… không quá 10%. Cũng nhằm đến đầu tư nước ngoài. Nhưng lạo chỉ các DN Việt Nam chịu trận. Chúng tôi đã đấu tranh quyết liệt đề nghị bỏ hoặc tăng lên 50%, nhưng chỉ được chấp nhận tăng lên 15%, rồi cuối cùng đã bỏ hẳn. Vi chi phí của DN này chính là thu nhập của DN khác, mà tất cả DN nội đều nằm trong “lồng thuế”, trong vòng xiết thuế của Bộ Tài chính, thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Hà Nội 14-12-2018    

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.279. Tình trạng thuê người mua ngoại tệ: Cần...

(HNM) - Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng đăng tin tìm...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,675