352. Bình luận về việc Nghị sỹ Phạm Phú Quốc có quốc tịch Síp.

(ANVI) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, trả lời Báo PL &XH nhưng không thấy đăng.

                                                                                                                                                      

Trả lời phỏng vấn, với 5 phương án xử lý, mà báo lại chậm chân mấy hôm chửa lên bài, để nghị sỹ xin rút mất rồi:

Trước câu hỏi ông Phạm Phú Quốc mang hai quốc tịch có vi phạm pháp luật, luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, cho rằng sẽ không dễ để xem xét kết luận vụ việc này. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì có thể xử lý theo 1 trong 5 phương thức như sau:

Thứ nhất, không xử lý được ông Quốc về việc vi phạm trực tiếp quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội vừa được ban hành năm 2020 về tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội chỉ “Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”, vì quy định này đến năm 2021 mới có hiệu lực. Tức là phải đợi đến ngày 01-01-2021 thì mới áp dụng được quy định này để xử lý.

Tình huống này khác hẳn với trường hợp của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, không được công nhận tư cách đại biểu Quốc hội khi vừa trúng cử vào năm 2016, do không trung thực trong quá trình khai báo hồ sơ lý lịch ứng cử khi đã có quốc tịch nước ngoài;

Thứ hai, có thể xem xét xử lý ông Quốc về việc không còn đáp ứng được một số tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội theo quy định tại Điều 22, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014.

Trước đây, khoản 3, Điều 26, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 đã từng quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu đã có quốc tịch nước ngoài mà không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam thì sẽ mất quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2014, quy định này đã được bãi bỏ. Như vậy luật Việt Nam đã công nhận người nước ngoài cũng như người Việt Nam có 2 quốc tịch trở lên.

Mặc dù luật không đề cập đến việc người Việt Nam đang thường trú trong nước như ông Quốc có hay không được có 2 quốc tịch, nhưng lại không có quy định cấm và quy định xử phạt. Vì vậy, có thể hiểu theo nguyên tắc là công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm.

Tuy nhiên, đối với đại biểu Quốc hội, mà lại bí mật nhập quốc tịch nước ngoài thì có dấu hiệu vi phạm một số tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội theo quy định tại Điều 22, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, như “trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp”, “gương mẫu chấp hành pháp luật”.

Thứ ba, có thể xem xét xử lý ông Quốc vì không có “uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội” và không còn “được Nhân dân tín nhiệm” theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014;

Thứ tư, có thể yêu cầu ông Quốc “xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác” theo quy định tại khoản 2, Điều 38 về “Việc chuyển công tác, xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội”, Luật Tổ chức Quôc hội;

Thứ năm, dù có xử lý được theo 4 phương án trên hay không, thì cũng cần phải xem xét ngay phương án bãi nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 40 về “Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội”, Luật Tổ chức Quốc hội: “Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm”.

Hà Nội 01-9-2020    

(683/683)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.712. Hàng loạt vụ mất tiền trên tài khoản,...

(KTĐT) - Dồn dập các vụ mất tiền trên tài khoản, rồi mất ở sổ...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,634