372. Bình luận về giá trị pháp lý của con dấu doanh nghiệp.

(ANVI) – Bộ luật Hình sự năm 2015 vẫn còn 2 tội liên quan đến con dấu tại Điều 341Điều 342. Đó là Tội làm giả con dấu, sử dụng con dấu giả và tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu của cơ quan, tổ chức.

Tuy nhiên, tội trên chì còn áp dụng đối với loại con dấu bắt buộc phải đăng ký mẫu dấu tại cơ quan công an, mà không còn áp dụng đối với con dấu của các doanh nghiệp nói chung (trừ một số ngoại lệ như luật sư, công chứng, giám định tư pháp, thừa phát lại,…) với các lý do sau đây:

Thứ nhất, Luật Doanh nghiệp năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01-7-2015 trở đi, không còn quy định doanh nghiệp bắt buộc phải có con dấu và không còn quy định nhấn mạnh “con dấu là tài sản của doanh nghiệp” như trước đây;

Thứ hai, khoản 2, Điều 43 về “Dấu của doanh nghiệp”, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp”. Tức là không còn bất cứ ràng buộc nào của pháp luật về toàn bộ 3 yếu tố là hình thức, nội dung, thủ tục trong việc làm, sử dụng và quản lý con dấu;

Thứ ba, quy định con dấu được sử dụng để “khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ” của tổ chức trước đây theo Điều 1 của Nghị định số 62/CP ngày 22/9/1993 và Điều 1 Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về “Quản lý và sử dụng con dấu” đã hết hiệu lực đối với con dấu của doanh nghiệp từ ngày 01/7/2015. Điều này càng được thể hiện rõ hơn tại Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2017 của Chính phủ về “Quản lý và sử dụng con dấu”.

Như vậy, con dấu doanh nghiệp không còn để khẳng định giá trị pháp lý của văn bản, giấy tờ giao dịch. Đối với doanh nghiệp, thì chữ ký của người có thẩm quyền mới là yếu tố quyết định, còn việc sử dụng con dấu chỉ để thuận tiện hơn trong việc nhận biết giấy tờ, giao dịch, mà không còn giá trị pháp lý, kể cả trong một số trường hợp vẫn bắt buộc phải sử dụng./.

Luật sư Trương Thanh Đức

Giám đốc Công ty Luật ANVI.

 

 

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.280. ‘Giải mã cùng luật sư’: Cần lưu ý gì...

(TT) - Quý vị đang lắng nghe chuyên mục Podcast “Giải mã cùng luật sư’’...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,740