373. Bình luận về Pháp luật trong giao thương Việt Nam – Hoa Kỳ.

(ANVI) Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, phát biểu tại Diễn đàn Giao thương Việt Nam – Hoa Kỳ, do VCCI & VietnamAirline tổ chức ngày 16-11-2021.

Điểm lại & gợi mở một số vấn đề liên quan đến pháp luật giao thương:

1. Phòng vệ thương mại:

1.1.Phòng vệ thương mại là một phần trong chính sách thương mại của quốc gia, với mục đích nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa khỏi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

1.2. Phòng vệ thương mại là việc phòng chống & tự vệ, nhằm ngăn chặn & hạn chế nhập khẩu hàng hoá, bao gồm 4 biện pháp: Chống bán phá giá, Chống trợ cấp, Biện pháp tự vệ, và Chống lẩn tránh phòng vệ thương mại.

1.3. Phòng vệ thương mại chỉ áp dụng với hàng hoá, không áp dụng với dịch vụ, đầu tư & sở hữu trí tuệ.

1.4. Biện pháp phòng vệ có thể là do nước ngoài áp dụng đối với Việt Nam & Việt Nam áp dụng với nước ngoài, mà quan trọng nhất là tăng thuế đối với hàng hoá nhập khẩu.

1.5. Hậu quả của việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại không chỉ ảnh hưởng xấu đến lợi ích của 1 vài doanh nghiệp, mà gây thiệt hại đến cả ngành & cả quốc gia.

1.6. Phòng tránh, ứng phó:

  • Tìm hiểu pháp luật và các hiệp định thương mại về phòng vệ thương mại. Luật Quản lý Ngoại thương 2017 & 3 pháp lệnh.
  • Cân nhắc khi nhận trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp của Nhà nước trong các lĩnh vực cạnh tranh xuất khẩu giá thấp. Nhất là sự mong muốn nhận được nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước trong giai đoạn khí khăn do Đại dịch COVID-19 gây ra.
  • Không tiếp tay xuất ngập khẩu cho hàng hoá có nguồn gốc, xuất xứ mờ ám, đội lốt, không rõ ràng.
  • Hợp tác giải quyết khi bị điều tra về phá giá, trợ cấp.
  • Thực hiện quyền phòng vệ, thu thập chứng cứ, tham vấn & đề nghị cơ quan chức năng xử lý các vụ việc liêb quan đến doanh nghiệp trong & ngoài nước trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm dẫn đến việc mình bị thiệt hại hoặc đe doạ bị thiệt hại nghiêm trọng.
  • Khắc phục để thoát khỏi tình trạng bị áp dụng chế tài phòng vệ thương mại.

2. Quyền sở hữu trí tuệ:

2.1. Đầu tư, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh với nước ngoài, đặc biệt là với Hoa kỳ thì đấy là một vấn đề cần hết sức quan tâm.

  • Đó là tuân thủ các quy định bảo vệ Quyền sở hữu trí tuệ, nhất là:
  • Nhãn hiệu hàng hoá;
  • Bản quyền tác giả & quyền liên quan đến quyền tác giả;
  • Bản quyền phần mềm;
  • Chỉ dẫn địa lý.

Luật Sở hữu trí tuệ 2005, đang được Quốc hội xem xét sửa đổi

2.2. Điều mà nhiều doanh nghiệp VN còn chưa quan tâm & ít kinh nghiệm.

  • Bên cạnh việc một số ít cố tình vi phạm, còn nhiều trường hợp đáng tiếc “hồn nhiên” vi phạm sở hữu trí tuệ của nước ngoài mà không biết.
  • Ngược lại là bị nước ngoài vi phạm như đăng ký bản quyền nhãn hiệu của mình. Rõ ràng là của mình mà để người khác nhanh tay đăng ký thì nó không còn của mình nữa. Nếu tiếp tục sử dụng thò sẽ là vi phạm.
  • Trong đó cần hết sức quan tâm đến sự bảo vệ pháp lý chủ yếu dựa trên cơ sở đăng ký bản quyền & có sự khác biệt giữa đăng ký để được bảo vệ trong nước & nước ngoài. Hoa Kỳ ứng xử đối với quyền sở hữu trí tuệ theo lý, chứ không có tình, không theo tình. Đây là luật chơi quốc tế rất văn minh & đúng đắn.

3. Pháp luật liên quan:

3.1. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý tuân thủ nhiều quy định khác của pháp luật trong đầu tư, thương mại như về bảo vệ môi trường (phát triển xanh: Chỉ 3 văn bản gần đây là Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị quyết 136 CP năm 2020 & Quyết định 1658 TTg năm 2021 đã nhắc đến 206 chữ xanh); sử dụng lao động, trong đó có lao động trẻ em; các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng an toàn, vệ sinh; phòng chống rửa tiền.

3.2. Để đáp ứng được nhiều đòi hỏi rất cao của Hoa Kỳ thì các doanh nghiệp Việt Nam trước hết tối thiểu phải tuân thủ các yêu cầu cao nhất của pháp luật VN trước khi làm ăn với Hoa Kỳ. Tất cả đều đã có luật.

3.3. Cuối cùng giao thương với Hoa Kỳ thì không thể không hiểu biết pháp luật Hoa Kỳ. Nếu chúng ta chỉ ghét gian thương, thì người Mỹ còn rất ghét phạm luật. Tất nhiên, giá trị Mỹ không chỉ ở chỗ coi trọng luật pháp./.

—————————–

Bài được lưu ở đây:

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.710. Sự cố VNDirect: Ai sẽ chịu trách nhiệm khi...

(VOV.VN) - Ngày thứ 3 kể từ thời điểm tạm dừng hoạt động, hệ thống...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,581