416. Bình luận quy định về xử lý nợ xấu.

(ANVI) – Gạch ý tại tham luận Hội thảo do Vấn đề xử lý nợ xấu trong Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng, do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức ngày 17-5-2023 tại Hà Nội.

1. Thực trạng pháp lý:

1.1. Việc xử lý nợ xấu nói chung của nền kinh tế mới chỉ dành cho các TCTD.

1.2. Chưa có cơ chế pháp lý cần thiết cho các doanh nghiệp và cả nền kinh tế, trong đó có:

– Nợ xấu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;

– Nợ xấu ủa Quỹ phát triền doanh nghiệp nhỏ và vừa;

– Nợ xấu của Tổng công ty TNHH MTV mua bán nợ Việt Nam (DATC),…

1.3. Điều này là không có lý, không xử lý tổng thể, toàn diện.

2. Quan điểm xử lý:

2.1. Nợ xấu không đồng nghĩa với người xấu, doanh nghiệp xấu và ngân hàng xấu. Nợ xấu không phải là “sở hữu” của ngân hàng mà là “sở hữu” của doanh nghiệp, cá nhân & cả nền kinh tế nói chung.

2.2. Vì vậy, nếu không làm cho nợ xấu tốt lên thì ít nhất cũng không làm cho nó xấu đi. Với thực trạng hiện nay, muốn không để nợ xấu tiếp tục đi thì buộc phải có cơ chế pháp lý đặc thù, cụ thể, rõ ràng. Nợ xấu khá cao, lãi suất rất cao, đòi nợ dễ sợ & hô hào bùng nợ chính là bằng chứng thực tế cần phải có cơ chế pháp lý cần thiết, đặc thù.

2.3. Tuy trong tâm, trọng điểm cơ chế pháp lý xử lý nợ xấu là dành cho ngân hàng, nhưng không chỉ dành cho ngân hàng. Mà kể cả chỉ dành cho ngân hàng, thì cũng phải nới rộng cơ chế pháp lý liên quan đến nợ xấu ngân hàng thay vì đang đóng.

Việc ban hành Nghị quyết 42 là tốt nhưng chỉ là giải pháp chữa cháy.

Việc đưa Nghị quyết 42 vào Luật Các TCTD cũng tốt, nhưng cũng chỉ là giải pháp tình thế.

3. Đề xuất giải pháp:

3.1. Đường dài, hợp lý nhất là phải xây dựng 1 luật chung để xử lý nợ xấu của nền kinh tế, trong đó trọng điểm là nợ xấu của các TCTD.

3.2. Trước mắt cần bổ sung 1 quy định về phạm vi áp dụng chung, trong đó có việc thu giữ tài sản được hay cùng không được thì áp dụng chung. Nguyên lý thì không được phân biệt;

3.3. Ít nhất là cần có cơ chế cho người mua nợ kèm theo tài sản bảo đảm của TCTD được kế thừa 2 quyền đặc biệt quan trọng là:

– Tiếp tục được quyền thu giữ tài sản bảo đảm;

– Tiếp tục được nhận thế chấp quyền sử dụng đất, rộng hơn là được nhận thế chấp bất động sản đối với các công ty mua bán nợ của nước ngoài;

– Việc tiếp dụng cho phép nhận thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời cần được sửa trong Luật Đất đai 2023.

– Điều này không chỉ tạo điều kiện cho thị trường xử lý nợ xấu nói chung mà còn ảnh hưởng quan trọng đến việc xử lý nợ xấu của các TCTD./.

Hà Nội ngày 17-5-2023

Luật sư Trương Thanh Đức

Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC

(581) #NQ42 

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.710. Sự cố VNDirect: Ai sẽ chịu trách nhiệm khi...

(VOV.VN) - Ngày thứ 3 kể từ thời điểm tạm dừng hoạt động, hệ thống...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,580