45. Dấu đâu thay ký.

(ANVI) – Tại khoảng 171 nước, việc đóng dấu không mang tính bắt buộc và không nhằm xác nhận chữ ký hay tư cách pháp lý, mà chỉ thể hiện ý nghĩa là dấu hiệu, biểu trưng cho một doanh nghiệp mà thôi.

Trong khi đó, nước ta là 1/7 quốc gia còn lại quy định bắt buộc về sử dụng con dấu của doanh nghiệp. Con dấu tự dưng lại là vật “thiêng liêng” nhất vì quy định “thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ” trong Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24-8-2001. Nghĩa là chữ ký của ông to, bà lớn sẽ chửa có giá trị nếu như không được đóng mộc.

Qua thực tế các vụ tranh chấp liên quan đến con dấu như: Cưỡng chế giao nộp con dấu tại Công ty Đay Sài Gòn, cuộc chiến buộc Tổng giám đốc bàn giao con dấu tại Bông Bạch Tuyết hay Sudico kêu cứu vì bị “cưỡm” con dấu, rồi Thủ tướng phải nhảy vào cuộc cho phép Trường Đại học Hùng Vương sài con dấu thứ 2 hay siêu lừa Huyền Như kiếm 8 con dấu giả và lừa gần 4.000 tỷ,… đã cho thấy sai lầm về đận xác định sai vai trò của con dấu.

Nhân lúc soạn Luật mới, nhiều chuyên gia (nhất là Luật sư ANVI) đang mạnh mẽ lên tiếng yêu cầu bỏ quy định “doanh nghiệp có con dấu riêng” và “con dấu là tài sản của doanh nghiệp” tại Luật Doanh nghiệp 2005[1].

Ngày 23-4-2014

[1] Điều 44, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định theo hướng không bắt buộc phải có con dấu. Điều 43, Luật Doanh nghiệp năm 2020 không còn quy định bắt buộc về nội dung, hình thức, thủ tục và sử dụng sử dụng con dấu.

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.730. Ra mắt cuốn “cẩm nang” tra cứu về pháp...

(ND) - Cuốn sách “Cẩm nang pháp luật ngân hàng (Nhận diện những vấn...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.279. Tình trạng thuê người mua ngoại tệ: Cần...

(HNM) - Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng đăng tin tìm...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,605