1.177. Formosa làm cá chết: “Không thể dung dưỡng cho sai phạm”

Thiếu tá Nguyễn Văn Tài (Đồn biên phòng Quất Lâm, Giao Thủy, Nam Định) chia sẻ: “Hôm nay chúng ta đã có kết quả – Đó là sự nỗ lực và quyết tâm cao của Chính phủ; thủ phạm gây ra sẽ bị xử lý nghiêm  minh, theo đúng quy định của pháp luật. Và chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào điều đó. Hãy để các cơ quan chức năng thực hiện đúng nhiệm vụ của mình trên cơ sở phán quyết của pháp luật dưới sự giám sát của người dân”.

Tàu cá của ngư dân Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nằm bờ nhiều ngày vì hải sản đánh bắt không tiêu thụ được. Ảnh: H.A

Đồng quan điểm này,  thượng tá Đặng Đức Năng (cựu chiến binh, Quảng Yên, Quảng Ninh) chia sẻ: “Ngay sau khi xảy ra vụ cá chết ở miền Trung, Chính phủ, Thủ tướng chính Chính phủ đã có chỉ đạo ráo riết; các bộ ngành, địa phương đã khẩn trương vào cuộc, tìm hiểu nguyên nhân khắc phục hậu quả. Đặc biệt đã huy động một lực lượng lớn từ các nhà khoa học, cơ quan chuyên môn và cả chuyên gia nước ngoài điều tra, tìm hiểu nguyên nhân, với nhiều biện pháp trên phạm vi rộng. Chắc chắn đây là một kết luận khách quan, chính xác”.

Trên cơ sở kết quả đã được công bố, nhiều bạn đọc cho rằng, Formosa phải có sự bồi thường tương xứng. “Formosa đã thiệt hại vô cùng nặng nề nên không thể đơn thuần giải quyết bằng một câu xin lỗi được, mà yêu cầu họ phải bồi thường thiệt hại tương xứng với những gì mà họ đã gây ra” – bạn đọc Lê Văn Tam (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) nêu quan điểm.

Luật sư Trương Thanh Đức – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)  cho rằng: Cơ quan chức năng phải tính đến khi doanh nghiệp đã có vi phạm nặng nề, dẫn đến hậu quả ghê gớm như vậy, việc để họ tồn tại khi hoạt động liệu có đảm bảo cho môi trường không, nếu thấy không đảm bảo thì phải đóng cửa. Việc làm như vậy là hoàn toàn đúng luật.

“Cơ quan chức năng xử lý hài hòa tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, làm ăn nhưng doanh nghiệp phải tôn trọng pháp luật, tôn trọng lợi ích chính đáng của cộng đồng nơi doanh nghiệp đến đầu tư, đảm bảo môi trường sống xung quanh. Không thể xử lý kiểu hài hòa mà dung dưỡng sai phạm, như vậy sẽ không đảm bảo tính răn đe”- ông Đức nói.

Cũng về việc xử lý sai phạm của Formosa, luật sư Hà Huy Sơn (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) phân tích: Cần phải xác định xem doanh nghiệp xả thải ra môi trường dẫn đến thiệt hại thì chất họ thải đó có được phép xả hay không, nếu không được phép mà vẫn cố tình xả ra thì phải chịu trách nhiệm. Khi xác định doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường dẫn đến cá chết hàng loạt việc xử lý theo pháp luật hình sự, hành chính… cần phải xem xét trên nhiều phương diện. Tuy nhiên việc xử lý theo hình thức nào thì doanh nghiệp cũng phải bồi thường thiệt hại từ hành vi gây ra./.

——————

Dân Việt (Xã hội) 01-7-2016:

http://danviet.vn/ban-doc/formosa-lam-ca-chet-khong-the-dung-duong-cho-sai-pham-690905.html

(150/651)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.730. Ra mắt cuốn “cẩm nang” tra cứu về pháp...

(ND) - Cuốn sách “Cẩm nang pháp luật ngân hàng (Nhận diện những vấn...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.279. Tình trạng thuê người mua ngoại tệ: Cần...

(HNM) - Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng đăng tin tìm...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,532