1.183. Từ vụ Sohaco nhập thuốc kém chất lượng: “Ông lớn” nên coi thường pháp luật?

(KP) – Chưa đầy 2 tháng, một doanh nghiệp lớn như Sohaco 2 lần bị xử phạt vì nhập khẩu thuốc kém chất lượng làm dấy lên sự lo ngại: Các công ty dược phẩm lớn tại Việt Nam như Sohaco, Euvipharm, Nhất Nhất… đã bất chấp cả luật pháp để trục lợi?

Lật lại hồ sơ vi phạm của Sohaco, có thể khẳng định: việc nhập khẩu thuốc kém chất lượng không phải là việc mới. Cụ thể: Vào tháng 8/2014, Cục Quản lý Dược đã phạt tiền 100 triệu đồng đối với CTCP Tập đoàn dược phẩm và thương mại Sohaco, dừng tiếp nhận, xem xét hồ sơ nhập khẩu thuốc trong thời hạn 6 tháng.

Nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng qua, Sohaco vẫn tiếp tục nhập khẩu thuốc kém chất lượng. Ngày 17/6 Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn chỉ đạo về việc cấm lưu hành thuốc Efixime 100DT kém chất lượng của Dược phẩm Sohaco trên cả nước.

Trước đó, đầu tháng 4/2016, lô thuốc Doxicef-100 (Cefpodoxim Proxetil 100mg) cũng bị thu hồi với lý do như trên.

Công văn đình chỉ lưu hành thuốc không đạt chất lượng của Cục Quản lý Dược đối với thuốc do công ty Sohaco nhập khẩu

Luật sư Trần Tuấn Anh, Công ty Luật Thiên Thanh cho rằng: “Việc vi phạm nhiều lần khi nhập khẩu thuốc kém chất lượng cần phải được xem xét là tình tiết tăng thêm khi xử phạt doanh nghiệp dược ở những lần tiếp theo”.

Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng quy định: Với những doanh nghiệp nhập khẩu thuốc kém chất lượng thì ngoài việc bị xử phạt theo chế tài hành chính, trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, đủ yếu tố cấu thành tội phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lý giải về việc nhiều doanh nghiệp dược lớn như Sohaco, Euvipharm, Nhất Nhất… bất chấp cả đạo đức kinh doanh, coi thường sức khỏe của người bệnh, luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI; Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc Tế Việt Nam (VIAC) phân tích: “Hệ lụy của nhập khẩu, phân phối thuốc kém chất lượng cũng chẳng khác gì người ta buôn bán thực phẩm bẩn, cho lợi nhuận cao, dù nó đều là những thứ hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Lợi nhuận khủng từ việc buôn bán thuốc đã thôi thúc các doanh nghiệp dùng mọi chiêu trò để hòng qua mắt các cơ quan chức năng, nhập khẩu và phân phối các sản phẩm, trong đó có thuốc kháng sinh kém chất lượng”.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI; Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc Tế Việt Nam (VIAC) 

Mặt khác, nhiều luật sư cho rằng, hiện nay, các quy định về xử phạt hành vi nhập khẩu, phân phối thuốc kém chất lượng còn ở mức thấp so với lợi nhuận mà doanh nghiệp có được nếu các lô hàng kém chất lượng trót lọt.

Luật sư Trương Thanh Đức nhấn mạnh: “Việc xử lý, xử phạt phải đảm bảo tính răn đe. Chẳng hạn rút giấy phép kinh doanh, cấm nhập khẩu vĩnh viễn, hoặc phạt nặng tiền thay vì vài chục triệu như bây giờ. Nói chung, các cơ quan chức năng cũng cần nâng cao mức xử phạt thì mới khiến cho doanh nghiệp không dám coi thường pháp luật mà tái phạm việc nhập khẩu thuốc kém chất lượng”.

Việc hàng loạt các doanh nghiệp lớn như Sohaco, Euvipharm, Nhất Nhất…trong thời gian vừa qua bất chấp pháp luật để trục lợi, một lần nữa cho thấy cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, sát sao hơn nữa từ các cơ quan chức năng trong lĩnh vực quản lý dược, để các “ông lớn” ngành dược không thể là “con voi chui lọt lỗ kim”.

Điều 41 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế quy định:

1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Nhập khẩu thuốc chưa được phép lưu hành; b) Nhập khẩu thuốc sau khi nước sản xuất công bố cấm lưu hành trên thị trường; c) Nhập khẩu thuốc có hạn dùng không đúng quy định về hạn dùng còn lại khi đến cảng Việt Nam mà chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế; d) Không thu hồi hoặc không phối hợp thu hồi thuốc không bảo đảm chất lượng, an toàn mà cơ sở nhập khẩu đã biết theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đ) Nhập khẩu ủy thác nguyên liệu làm thuốc, thuốc thành phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế cho các tổ chức, cá nhân không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu, xuất khẩu thuốc không bảo đảm chất lượng, an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng.

Mộc Miên

——————

Khỏe+ (Thời sự) 05-7-2016:

http://khoeplus.vn/thoi-su/tu-vu-sohaco-nhap-thuoc-kem-chat-luong-ong-lon-nen-coi-thuong-phap-luat-5725.html

(255/899)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Luận cứ bào chữa cho 3 bị cáo vụ Tân...

Chuẩn bị 3 phương án hoàn toàn khác nhau: Phương án 1 là 1 mất 1...

Phỏng vấn 

4.281. Ông Trần Quí Thanh nhận thức hành vi của...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,404