1.188. Lùi thi hành Bộ luật Hình sự 2015 và câu chuyện của điều kiện kịnh doanh: Thay đổi cách làm luật

(DĐDN) – Nếu không đầu tư khoảng 30 – 40 tỷ đồng nữa thì DN buộc phải giải tán. Đây là thực tế được ông Hà Thanh Tùng – GĐ Cty TNHH sản xuất và thương mại Đông Tùng (tỉnh Hà Giang) chia sẻ với Báo DĐDN.

Tương tự như Cty Đông Tùng hàng chục DN kinh doanh gas tại các tỉnh phía Bắc cũng đang rơi vào nguy cơ buộc phải giải tán hoặc bán rẻ cty cho các DN lớn chỉ vì quy định về điều kiện kinh doanh của Nghị định 19/2016 vừa được ban hành. Các DN kinh doanh gas đang kỳ vọng Chính phủ sẽ có cách xử lý Nghị định 19 như Quốc hội vừa làm với Bộ luật Hình sự 2015.

Các doanh nghiệp kinh doanh mũ bảo hiểm sẽ phải đáp ứng hàng loạt điều kiện khắt khe

Bộ luật Hình sự 2015 được đầu tư xây dựng khá công phu với nhiều sửa đổi rất tiên tiến mà còn sai. Vậy hàng nghìn điều kiện kinh doanh (ĐKKD) ồ ạt sửa đổi trong một thời gian rất ngắn liệu có bao nhiều sai sót?

Dũng cảm nhận sai

Chỉ trước thời hạn Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực 4 ngày, Quốc hội đã tiến hành một cuộc họp bất thường để ra nghị quyết lùi thời hạn thi hành Bộ luật này. Các thành viên tham dự cuộc họp đều thống nhất, Bộ luật Hình sự 2015 có nhiều sai sót cần phải lùi thời hạn thực thi.

Rõ ràng việc phải lùi thời hạn thực thi để sửa chữa những sai sót trong Bộ luật Hình sự 2015 thể hiện một sự dũng cảm của Quốc hội. Nhưng nhiều người không khỏi băn khoăn về quy trình xây dựng và ban hành chính sách còn tồn tại nhiều vấn đề. Trao đổi với báo chí về việc phải lùi thời hạn thực thi Bộ luật Hình sự để sửa chữa sai sót, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Trần Đình Long đã thẳng thắn bày tỏ, nhiều người nói còn cục bộ ngành, lợi ích nhóm thể hiện trong chính sách pháp luật. Chính vì thế, hình thức hoạt động của Quốc hội phải làm sao đảm bảo cho đại biểu nắm chắc, biết rõ việc mình quyết trước khi bấm nút thông qua. Muốn như vậy thì phải tăng cường thảo luận công khai.

Nhìn vào việc xây dựng Bộ luật Hình sự 2015 để so sánh với quy trình ban hành các Nghị định liên quan đến ĐKKD của Chính phủ thì nhiều người không khỏi giật mình. Từ quy trình rút gọn đến vấn đề “cài cắm” lợi ích nhóm như nhiều chuyên gia cảnh báo, có thể nhiều nội dung trong hàng loạt Nghị định vừa có hiệu lực hoặc chuẩn bị có hiệu lực pháp luật sẽ khó tránh khỏi bất cập. Vậy chính phủ có thể nhanh chóng đưa ra những điều chỉnh kịp thời như Quốc hội? Đây không chỉ là một câu hỏi mà còn là sự trông đợi của cộng đồng DN và người dân.

Thoát khỏi “rừng luật”

Theo LS Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, giữa hàng nghìn văn bản quy phạm pháp luật đang được xây dựng thì chuyện sai sót là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, có hai vấn đề lớn LS Đức lưu ý cần phải thay đổi trong lúc này: Thứ nhất, nói về quy trình xây dựng VBQPPL, mỗi bộ ngành hãy cố gắng gom nhiều vấn đề liên quan trong một văn bản. Nếu đưa ra quá nhiều văn bản thì mệt mỏi cho cả cơ quan ban hành lẫn người lấy ý kiến. Với một “rừng luật” thì mọi thứ đều có thể bị rối tung lên, ngay cả các chuyên gia hàng đầu còn chịu chứ không nói đến người cán bộ công chức hay DN.

Thứ hai là cách thu nhận thông tin phản hồi từ phía người dân và DN. Các cơ quan quản lý thường có phản ứng khá tiêu cực trước thông tin phản ánh từ cộng đồng. Đơn cử như Nghị định về kinh doanh mũ bảo hiểm , DN không hiểu khi xây dựng nghị định vì sao Bộ KH-CN lại đưa ra những căn cứ để hạn chế khó hiểu đến vậy? Theo LS Đức, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ KH-CN là vấn đề tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm không hiểu vì sao lại buộc DN phải có kho chứa phù hợp, phải có số lượng đại lý tối thiểu… Những quy định khó hiểu này thể hiện sự thiếu thực tiễn của cơ quan chủ trì soạn thảo. Người dân và DN dễ dàng có thể đặt vấn đề về việc “cài cắm” lợi ích nhóm trước những quy định kiểu như vậy…

Bá Tú

——————

Diễn đàn Doanh nghiệp (Cải cách hành chính) 06-7-2016:

http://enternews.vn/lui-thi-hanh-bo-luat-hinh-su-2015-va-cau-chuyen-cua-dieu-kien-kinh-doanh-thay-doi-cach-lam-luat.html

(288/853)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.280. ‘Giải mã cùng luật sư’: Cần lưu ý gì...

(TT) - Quý vị đang lắng nghe chuyên mục Podcast “Giải mã cùng luật sư’’...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,813