1.190. Điều kiện mới cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ: Hạn chế thành lập doanh nghiệp tràn lan

Chính thức có khung pháp lý

Một trong những quy định của Nghị định này là doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ phải đáp ứng sáu điều kiện, trong đó đáng chú ý là điều kiện doanh nghiệp phải có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu 100 tỉ đồng.

han che thanh lap doanh nghiep tran lan

Ngoài ra, các khoản nợ được mua bán phải có đầy đủ các yếu tố sau: Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ; không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua bán nợ, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của bên nhận bảo đảm về nợ; bên mua nợ và bên nợ không phải là người có liên quan theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Đặc biệt, doanh nghiệp hoạt động mua bán nợ không được nhận cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó hoặc nhận bảo đảm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để được cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác nhằm mục đích mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm.

Bên mua nợ, bên bán nợ và các bên liên quan khác phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý ngoại hối trong trường hợp sử dung ngoại hối trong giao dịch mua bán nợ.

Cần tạo sân chơi công bằng

Bộ Tài chính cho biết, chỉ tính riêng trong năm 2015, Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) đã mua nợ, xử lý tài chính với giá trị 359,81 tỉ đồng, hiện đang tiếp tục đàm phán với các chủ nợ khác để xử lý tiếp khoản nợ 723,82 tỉ đồng cho Công ty Thực phẩm miền Bắc để tiến tới tái cơ cấu DN này.

Đối với Công ty TNHH một thành viên Haprosimex (TP Hà Nội), để thực hiện tái cơ cấu theo phương thức xử lý nợ, xử lý tài chính, DATC đã mua khoản nợ 530,69 tỉ đồng của các tổ chức tín dụng, xử lý tài chính, chuyển đổi DN này sang hình thức công ty cổ phần.

Trong bối cảnh khó khăn khi Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư, kinh doanh mua bán nợ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã từng yêu cầu tinh thần xây dựng nghị định này là không được trái với các quy định của Hiến pháp, đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp; đồng thời không tạo ra phân biệt đối xử với các tổ chức kinh doanh mua bán nợ trong nước và nước ngoài.

Trên thực tế hiện nay, Việt Nam chưa có một thị trường mua bán nợ (xấu) nên đa phần nợ xấu sau khi được mua gom về Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thường nằm “chất đống” ở đó vì khó bán được cho ai.

Bởi vậy, chuyện xử lý nợ xấu chậm chạp và không hữu hiệu ở Việt Nam đã được mặc định là bởi sự thiếu vắng một thị trường mua bán nợ xấu tập trung. Trong khi đó, một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ (thu hồi nợ) được thành lập có những hoạt động bất hợp pháp khiến việc quản lý lại càng khó khăn hơn.

Đánh giá về nội dung nghị định 69/2016 vừa được ban hành, LS Nguyễn Đắc Thực – Giám đốc Công ty TNHH Luật Minh Thư cho rằng, việc chính phủ ban hành nghị định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ, trong đó có quy định về vốn pháp định đối với các doanh nghiệp hoạt động mua bán nợ phải có vốn tối thiểu là 100 tỉ là phù hợp, nhằm hạn chế các doanh nghiệp không đủ điều kiện tham gia hoạt động kinh doanh ” nhạy cảm” này.

Trên thực tế, thời gian qua, có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ (thu hồi nợ) được thành lập, nhiều doanh nghiệp không thực hiện các biện pháp hợp pháp để thu hồi nợ mà chủ yếu sử dụng những bài đe dọa, gây áp lực hoặc để “con nợ” phải trả nợ, do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh, trật tự của địa phương nơi “con nợ” cư trú.

“Việc ban hành quy định về vốn pháp định 100 tỉ chắc chắn sẽ hạn chế được tình trạng các doanh nghiệp thành lập, hoạt động tràn nan trong lĩnh vực mua bán nợ, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.” – LS Thực nói.

Đồng quan điểm trên, một số chuyên gia kinh tế cho rằng để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh này được công bằng, phía ngân hàng cần tuân thủ theo quy định, tránh tình trạng đảo nợ, gian lận.

Chuyên gia – LS Trương Thanh Đức – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam – VNBA) cho biết: “Theo quy định hiện hành, thì khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần có xác nhận có tài khoản ký quỹ tại ngân hàng thì được đăng ký. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp ” lách luật” để xin xác nhận ký quỹ của Ngân hàng, nhưng thực tế thì không có đủ số vốn pháp định theo quy định của pháp luật”.

Cũng theo vị chuyên gia này nhận định, đối với xã hội thì một số nội dung quy định trong Nghị định 69/2016 về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ chặt chẽ không cần thiết, có phần lấn sang quyền tự do, tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp.

“Việc quy định số lượng vốn điều lệ phải có khi kinh doanh ngành nghề này là cần thiết. Tuy nhiên, con số 100 tỉ là tương đối lớn. Trừ trường hợp công ty có quy mô lớn từ 500 tỉ – 700 tỉ đang kinh doanh mặt hàng khác, nhưng lại có nhu cầu làm thêm hoạt động kinh doanh mua bán nợ” – ông Đức cho biết thêm.

Tuệ Liên

——————

Lao động Thủ đô (Đầu tư Chứng khoán) 07-7-2016:

http://laodongthudo.vn/han-che-thanh-lap-doanh-nghiep-tran-lan-39622.html

(213/1/187)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Luận cứ bào chữa cho 3 bị cáo vụ Tân...

Chuẩn bị 3 phương án hoàn toàn khác nhau: Phương án 1 là 1 mất 1...

Phỏng vấn 

4.281. Ông Trần Quí Thanh nhận thức hành vi của...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,327