1.475. Pháp lý là nền tảng cho khởi nghiệp

(TBDN) – Nếu Startup không quan tâm đến tính pháp lý ngay từ đầu tiên, thì rất có thể rơi vào tình trạng trớ trêu tay trắng, kiểu như chót đi vào đường cấm hay xây dựng xong một ngôi nhà mới ngã ngửa trước nguy cơ bị phá dỡ vì không được phép. Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho biết

Thời gian vừa qua, khởi nghiệp được nhắc đến rất nhiều. Vậy pháp luật Việt Nam quy định thế nào là khởi nghiệp thưa ông?

Luật và pháp lệnh của chúng ta chưa từng có sử dụng từ “khởi nghiệp”(startup). Trước đây, Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08-01-2010 là văn bản đầu tiên và duy nhất của Chính phủ có đề cập đến “khởi nghiệp” của “chủ trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ về lập dự án đầu tư, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao động, lựa chọn công nghệ, tìm kiếm thị trường”. c

Có thể nói, “khởi nghiệp” gắn liền và là sản phẩm của Chính phủ nhiệm kỳ mới. Chỉ trong 1 năm, từ 07-01-2016 đến nay, “khởi nghiệp” đã liên tục được nhắc đến trong 14 Nghị quyết của Chính phủ.

Tuy nhiên, cả pháp luật và Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam xuất bản năm 1992 đều chưa có giải thích thế nào “khởi nghiệp”.

LS Trương Thanh Đức tham gia Chương trình hồ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Vậy thì cần hiểu thế nào là “khởi nghiệp” theo tinh thần các Nghị quyết của Chính phủ?

Có thể hiểu khởi nghiệp theo 3 nghĩa khác nhau như sau: Thứ nhất,theo nghĩa rộng là giai đoạnbắt đầu làm một công việc, nghề nghiệp mới. Ví dụ một cử nhân luật khi bắt đầu đi làmnhân viên ở một phòng pháp chế doanh nghiệp hoặc khi chuyển sang làm luật sư của công ty luật. Thứ hai, theo nghĩa vừa phải là giai đoạnbắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh của một hay doanh nhân hay doanh nghiệp mới. Ví dụ như một luật sư đang đi làm thuê, nay thành lập Công ty luật để hoạt động độc lập. Thứ ba, theo nghĩa hẹp là giai đoạn thành lập một doanh nghiệpkhoa học, công nghệ. Ví dụ thành lập một công ty lập trình hoặc ứng dụng công nghệ mới rủi ro cao chưa có hoặc còn rất hiếm trên thị trường.

Tất cả các dạng khởi nghiệp kể trên đều có thể gọi là lập nghiệp, vì đơn giản là bắt đầu một công việc mới, nghề nghiệp mới haylĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mới. Như vậy, mở cửa tiệm bán cà phê hay mở hàng bán phở đều là khởi nghiệp. Tinh thần về khởi nghiệp của Chính phủ là theo nghĩa khuyến khích việc thành lập doanh nghiệp và hộ kinh doanh mới và rộng hơn là lập các dự án, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh.

Hiện nay khởi nghiệp đang là vấn đề rất được quan tâm ở Việt Nam. Ông nhìn nhận như thế nào về cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam trong năm 2016?

Tinh thần và kết quả khởi nghiệp năm 2016 đã cao nhất trong lịch sử với kỷ lục thành lập khoảng 110 ngàn doanh nghiệp, sau khi có Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014 khẳng định cụ thể quyền tự do kinh doanh. Điều đó đã minh chứng rõ ràng rằng, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đầy hứng khởi và tự tin hưởng ứng lởi chủ trương khuyến khích khởi nghiệp của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Thưa ông, nhiều người nói rằng khi khởi nghiệp các Startup Việt thường chú ý đến vấn đề vốn và ý tưởng nhiều hơn là vấn đề pháp lý. Ông đánh giá vấn đề này như thế nào?

Đó là điều rất đúng, vì bao giờ doanh nhân cũng phải quan tâm đến kinh doanh đầu tiên, có tính chất quyết định đối với sự thành bại của doanh nghiệp, nhất là giai đoạn khởi nghiệp. Tất cả những vấn đề khác vẫn cần giải quyết, nhưng có thể gác lại chút ít.

Tuy nhiên, riêng vấn đề pháp lý, thì có tính chất nền tảng mà các nhà khởi nghiệp cần hết sức chú ý, vì vấn đề pháp lý hiện nay là một loại rủi ro rất lớn trong kinh doanh. Sai lầm về pháp lý dễ dẫn đến đổ bề ý tưởng và thành quả khởi nghiệp.

Bên cạnh những Startup chỉ quan tâm đến ý tưởng và vốn thì cũng có một bộ phận không nhỏ Startup Việt quan tâm đến pháp lý cho dự án của mình. Nhưng dường như họ chưa định hình được “pháp lý” chính thức xuất hiện khi nào và vấn đề nào thực sự gắn với dự án khởi nghiệp.

Mọi việc liên quan đến Startup, từ việc thành lập, quản lý, điều hành nội bộ, hoạt động kinh doanh và việc thanh lý, giải thể, phá sản dự án hay doanh nghiệp, đều phải tuân thủ rất nhiều quy định của pháp luật.

Yếu tố pháp lý gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu từ khi đăng ký kinh doanh hay được cấp phép và trong nhiều trường hợp thì còn phải sớm hơn hơn. Ví dụ, yêu cầu vềtiêu chuẩn môi trường, khi nào thì phải hoạt động rồi mới phải quan tâm, khi nào thì phải được giải quyết ngay từ khi trước khi triển khai dự án, chứ không phải để đến lúc vận hành dây chuyền sản xuất hay xảy ra sự cố thì mới quan tâm đến yếu tố pháp lý.

Luật sư Trương Thanh Đức:

Trọng tài viên VIAC; Trưởng Ban Tư vấn và Phản biện chính sách Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam; Chủ nhiệm CLB Pháp chế Ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; Thành viên Ban Chủ nhiệm CLB Pháp chế Doanh nghiệp (Bộ Tư pháp); Tác giả cuốn sách Luận giải về Luật Doanh nghiệp năm 2014 – 36 kế sách pháp lý dành cho daonh nghiệp, NXB Chính trị Quốc gia vừa phát hành 12-2016

Nếu Startup không quan tâm đến tính pháp lý ngay từ đầu tiên, thì rất có thể rơi vào tình trạng trớ trêu tay trắng, kiểu như chót đi vào đường cấm hay xây dựng xong một ngôi nhà mới ngã ngửa trước nguy cơ bị phá dỡ vì không được phép.

Xét về khía cạnh pháp lý, điều gì là trở ngại lớn nhất khi chạm vào khái niệm pháp lý với các Startup Việt? Họ cần chuẩn bị gì khi bắt đầu khởi nghiệp? Khi tiếp nhận những khoản đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài thì các Startup Việt cần chuẩn bị gì hay làm như thế nào về vấn đề tiếp nhận vốn và giải quyết các vấn pháp lý?

Trở ngại lớn nhất là thiếu vắng các kênh trợ giúp pháp lý thích hợp cho Startup, trong khi hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật kinh doanh nói riêng thì còn quá phức tạp, rắc rối, chồng chéo, mâu thuẫn.

Các Startut cần tìm cho mình các luật sư tư vấn song hành với quá trình khởi nghiệp, đặc biệt là các dự án lớn hay gắn với đầu tư xây dựng hoăc có nhiều thành viên tham gia.

Khi tiếp nhận những khoản đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài thì các Startup cần lưu ý mấy điểm: Đầu tiên là nguồn vốn có hợp pháp không? Sau đó là có đúng thủ tục pháp luật hay không? Và cuối cùng là có an toàn và khả thi hay không?Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm về việc này, thì rất dễ bị lừa đảo hay dính vào tiếp tay cho tội phạm rửa tiền. Vì vậy, cần phải có sự chỉ dẫn cụ thể của các chuyên gia và cơ quan quản lý chuyên ngành về đầu tư nước ngoài và ngoại hối.

Ông có nhận định gì về Startup Việt trong năm 2017? Và lời khuyên như thế nào với các bạn trẻ khởi nghiệp trong năm 2017?

Với đà tiếp diễn thuận lợi của năm 2016, với quyết tâm cao của Chính phủ và tinh thần khuyến khích của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhò và vừa sẽ được ban hành trong thời gian tới,năm 2017Startup Việt sẽ tiếp tục diễn ra hết sức sôi động, mạnh mẽ và bắt đầu có thành quả.

Startupcó thể không thành công ngay, nhưng sẽ thành công với người dám chấp nhận rủi ro và đứng dậy sau vấp ngã, thất bại. Các bạn chỉ cần một lưu lý quan trọng nhất là đừng bỏ qua yếu tố pháp lý, để tránh mắc vào các tội phạm hình sự, vì hậu quả sẽ vô cùng khủng khiếp.

Chưa bao giờ các bạn trẻ Startupcó rất nhiều cơ hội khởi nghiệp và thành công như bây giờ.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đình Khương

——————-

Thời báo Doanh nhân Xuân Đinh Dậu 16-01-2017:

Trang 9 Báo giấy

(1.567/1.567)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Luận cứ bào chữa cho 3 bị cáo vụ Tân...

Chuẩn bị 3 phương án hoàn toàn khác nhau: Phương án 1 là 1 mất 1...

Phỏng vấn 

4.281. Ông Trần Quí Thanh nhận thức hành vi của...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,363