1.591. ‘Gài bẫy’ để bắt tội phạm tình dục trẻ em

(VOVGT) – Khó khăn trong việc thu thập chứng cứ là nguyên nhân khiến các vụ xâm hại tình dục trẻ em không được giải quyết dứt điểm.

Mới đây, tại tọa đàm pháp lý “Sửa đổi các tội danh xâm hại tình dục trẻ em: Im lặng hay lên tiếng” do Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng và Trung tâm nguyên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ phối hợp tổ chức chiều 28.3, nhiều luật sư đề xuất, cần phải ‘gài bẫy’ để bắt tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Trên thực tế, qua nhiều vụ việc xâm hại tình dục trẻ em, điểm khó khăn trong việc xử lý đó là phát hiện các hành vi xâm phạm.

Chính vì đối tượng có hành vi xâm hại thường rất khôn khéo để che đậy hành vi phạm tội của mình và điều đặc biệt là trẻ em chưa đủ nhận thức để có thể nhận biết đâu là các hành vi xâm hại tình dục. Thông thường, tội phạm thực hiện hành vi kín, bằng các phương thức đa dạng dụ dỗ, đe dọa…; người bị hại chưa nhận thức được việc mình bị xâm hại; gia đình người bị hại đôi khi che dấu thông tin. Việc chứng minh tội phạm rất khó khăn do thiếu dấu vết, chứng cứ. Khi cha, mẹ và các bậc phụ huynh phát hiện ra thường rất trễ và có nhiều hành động như la mắng, quát tháo… (do thương, xót con) nên làm cho trẻ sợ và không thể nhớ để khai ra đối tượng có hành vi xâm hại tình dục chính với cháu.

 

Trước đề xuất đưa biện pháp “ gài bẫy” vào Bộ luật Hình sự để thu thập chứng cứ cho các vụ xâm hại tình dục trẻ em, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI cho rằng, với vụ án ấu dâm để có được những bằng chứng cần thiết, có thể coi biện pháp “ gài bẫy” như một biện pháp nghiệp vụ. Theo luật sư Trương Thanh Đức, không chỉ các vụ xâm hại tình dục trẻ em mà còn nhiều vụ án ở các lĩnh vực khác cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý tội phạm. Hiện nay, Luật Tố Tụng tại Việt Nam cho phép nghe lén, truy cập email với các tội khủng bố, ma túy, tham nhũng. Luật sư Trương Thanh Đức bày tỏ quan điểm:

Dưới góc độ tâm lý, theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Duy, Trung tâm đào tạo và chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt, không bao giờ được dùng phương pháp thử trên con người, đặc biệt là trẻ em. Bởi đưa trẻ vào làm nhân vật của biện pháp “ gài bẫy” sẽ gây ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. Hơn nữa, việc tiếp xúc với hành vi xấu như vậy sẽ không phù hợp cho sự phát triển nhân cách của trẻ. Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Duy phân tích:

Cũng theo các chuyên gia, đối với việc đưa biện pháp “ gài bẫy” để thu thập các chứng cứ trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em, cần phải cân nhắc kỹ về vấn đề ai sẽ là “diễn viên” tham gia việc gài bẫy khi nạn nhân của các vụ việc thường còn rất nhỏ? Nếu là trẻ em thì việc làm này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý cũng như quá trình phát triển nhân cách của trẻ.

Để tránh ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ, theo TS Nguyễn Ngọc Duy, điều quan trọng nhất là phía phụ huynh cần phải quan tâm tới con em mình nhiều hơn. Thay vì tìm những cách ứng phó, đối phó với hậu quả mà mỗi người cần nâng cao ý thức trách nhiệm; hướng dẫn cho con em mình cách để bảo vệ bản thân

Theo Ths Nguyễn Ngọc Duy, các cơ quan chức năng phải tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này Bố mẹ, thầy cô giáo, những người lớn tuổi có hiểu biết phải giải thích cho con em mình biết những vấn đề như thế nào là bị xâm hại, làm thế nào để tránh bị xâm hại, khi bị xâm hại thì báo cho ai,… Trên cơ sở cả xã hội nhận thức được đâu là hành vi xâm hại trẻ em thì ngay khi xảy ra sự việc, mọi người sẽ có trách nhiệm gửi thông tin tới các cơ quan chức năng nói chung và cơ quan điều tra các cấp nói riêng. Nếu như có nguồn thông tin tố giác, tố cáo tội phạm nhanh, cơ quan điều tra tiếp nhận và vào cuộc tích cực thì việc thu thập chứng cứ sẽ dễ dàng hơn, việc xử lý đối tượng phạm tội vì vậy cũng sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều.

Tác giả: Kênh VOVGT Quốc gia

—————

VOV Giao thông (Đường tin) 30-3-2017

http://www.vovgiaothong.vn/tin-tuc/Duong-tin/2655/Gai-bay-de-bat-toi-pham-tinh-duc-tre-em

(143/868)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Luận cứ bào chữa cho 3 bị cáo vụ Tân...

Chuẩn bị 3 phương án hoàn toàn khác nhau: Phương án 1 là 1 mất 1...

Phỏng vấn 

4.281. Ông Trần Quí Thanh nhận thức hành vi của...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,389