1.603. Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh ở Hồ Tây báo cáo tài sản

(VOV.vn) – Liên quan đến những tàu cũ, các doanh nghiệp phải chứng minh được khấu hao, báo cáo tài chính để TP hỗ trợ thì phải có chứng từ

Theo nguồn tin riêng của VOV, cuối giờ chiều 13/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ trì cuộc họp với 5 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ sàn nổi, tàu thuyền trên Hồ Tây về thực hiện Thông báo 38 của thành phố là ngừng kinh doanh; đồng thời tập kết các phương tiện thủy nội địa về Đầm Bẩy.

Lãnh đạo Hà Nội đã ghi nhận về cơ bản, 5 doanh nghiệp đã chấp hành nghiêm túc chủ trương của thành phố trong việc di chuyển các sản nổi, tàu thuyền về vị trí Đầm Bẩy, phường Nhật Tân.

Tàu Potomac tại bến đỗ Đầm Bầy chờ quyết định của thành phố.

Trả lời về nguyện vọng xin được kinh doanh tiếp tại Hồ Tây, ông Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh: Trên cơ sở 5 doanh nghiệp đề nghị được kinh doanh tiếp trên Hồ Tây, doanh nghiệp phải làm Đề án kinh doanh, cải tạo tàu; tiêu chuẩn tàu đóng khi lên điểm mới kinh doanh tại khu vực Đầm Bẩy; tạo công ăn việc làm cho người lao động ra sao, cam kết đầu tư bao nhiêu, tàu đạt tiêu chuẩn như thế nào; trên tàu kinh doanh gì, chấp hành phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường…Trước ngày 30/4, các DN nộp báo cáo gồm: Nguồn gốc con tàu hiện nay, các chứng từ liên quan để chứng minh, hợp đồng đóng, số tiền, hàng năm kiểm định như thế nào? Kê khai nộp thuế, hợp đồng lao động toàn bộ hồ sơ giao cho Quận Tây Hồ thời gian trước thời hạn trên. Trên cơ sở đó, quận Tây Hồ có trách nhiệm kiểm tra lại.

Liên quan đến những tàu cũ, các doanh nghiệp phải chứng minh được khấu hao, báo cáo tài chính, tàu đầu tư được bao nhiêu năm, sau khi khấu hao rồi còn bao nhiêu. Với đề nghị của các doanh nghiệp là “nếu như không được kinh doanh thì mong được hỗ trợ”, doanh nghiệp cần nêu cụ thể hỗ trợ người lao động hay hỗ trợ phương tiện cụ thể để TP đưa ra được hỗ trợ thì phải có chứng từ.

Các tàu và sàn nổi về vị trí Đầm Bẩy khó khăn trong việc bảo vệ tài sản.

Từ đó, UBND Thành phố xem xét, trả lời, Quận Tây Hồ chịu trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ hồ sơ. TP sẽ thành lập Hội đồng, xem xét và trả lời minh bạch trước 15- 20/5/2017 và thành lập Hội đồng kiểm tra giám sát đánh giá.

Theo Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, Thành phố đang lập đề án hút bùn, làm sạch nước Hồ Tây, theo tính toán phải hụt lượng nước nên phải bù nước. Ngoài ra, TP xây dựng thu gom hệ thống nước thải quanh Hồ Trúc Bạch và Hồ Tây để không có một giọt nước thải nào chảy vào hồ. Dự kiến, mỗi ngày hút 10.000m3 bùn.

TP sẽ xây cột nước Hồ Tây có ánh sáng và trung tâm dạy đua thuyền sau này phục vụ cho Seagame, giải trong nước và ngoài nước. Cột nước, hút bùn, trang trí ánh sáng sẽ đang hoàn thiện trước tháng 12/2017. Sau này sẽ cho các tàu kinh doanh, đưa tiêu chí công khai, đấu thầu công khai; phải đóng mới theo tiêu chuẩn 5 sao, ai đóng tàu đẹp hơn, kinh doanh tốt hơn và tạo được công ăn việc làm cho người lao động được nhiều hơn và chỉ cho 1-2 tàu hoạt động để tạo điểm nhấn văn hoá cho Hồ Tây. “Đây là làm vì cái chung của TP chứ không lợi ích nhóm của ai. Thành phố sẽ tiếp nhận điều kiện của doanh nghiệp. Trong tháng 5 – 6, Đề án cải tạo Hồ Tây sẽ công bố và các doanh nghiệp này sẽ được ưu tiên cộng trước, nếu Đề án doanh nghiệp thuyết phục được thì Thành phố sẽ xem xét. Mọi việc TP sẽ hứa trả lời trong tháng 5.

“Hiện nay thành phố không chấm dứt hoàn toàn việc kinh doanh của doanh nghiệp mà yêu cầu kéo về Đầm Bẩy, bảo quản chờ chúng tôi lên phương án. Thành phố đang lên phương án khắc phục và xong trong tháng 5/2017. Thành phố chưa ra quyết định là không cho doanh nghiệp kinh doanh”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nói.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, từ chủ trương cho thuê mặt nước dài hạn của Thành phố doanh nghiệp đầu tư đến nay lộ trình của TP đã đưa nhà đầu tư vào thế “Đi mắc núi trở lại mắc sông”. Tài sản của họ gồm nhà nổi, tàu bè chỉ đập ra làm sắt vụn chứ không di dời, phát triển được.

Để hợp tình lý, bài bản quản lý chặt về môi trường, cảnh quan thì vẫn có thể cho kinh doanh tốt nhưng Thành phố vì lý do muốn tốt hơn, muốn giải tỏa hẳn thì phải hỗ trợ để tránh những thiệt hại tổn thất của doanh nghiệp bằng những cơ chế gián tiếp như: Bố trí địa điểm kinh doanh khác giống như nhà tái định cư nhưng không phải là chính thức hoặc tạo điều kiện về thuế, ngành nghề kinh doanh, thu mua, xử lý tài sản. Để đảm bảo không bị mất giá, thiệt hại quá cho doanh nghiệp./.

VOV.VN – 2 trong số 3 tàu đã di chuyển về Đầm Bẩy theo yêu cầu của quận Tây Hồ. Tuy nhiên, một số sàn nổi vẫn tồn tại do doanh nghiệp khó khăn tài chính.

PV/VOV.VN

————-

VOV.VN (Xã hội) 14-4-2017:
http://vov.vn/xa-hoi/ha-noi-yeu-cau-doanh-nghiep-kinh-doanh-o-ho-tay-bao-cao-tai-san-613740.vov

(174/996)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.279. Tình trạng thuê người mua ngoại tệ: Cần...

(HNM) - Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng đăng tin tìm...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,694