1.702. Việc bắt tạm giam bác sỹ trong vụ 8 người chạy thận chết ở Hòa Bình: Nên hay không?

(ĐS&PL) – Nhiều luật sư đã bày tỏ sự không đồng tình với việc bác sĩ Hoàng Công Lương bị bắt trong vụ 8 người chạy thận tử vong ở Hòa Bình.

Liên quan tới quyết định khởi tố, bắt tạm giam bác sĩ Hoàng Công Lương, khoa Hồi sức tích cực – Đơn nguyên thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình do đã thiếu trách nhiệm, vi phạm nghiêm trọng quy định về khám chữa bệnh, nhiều người đã không đồng tình, thậm chí Hội Hồi sức – Cấp cứu và chống độc đã có đơn kiến nghị gửi Bộ Công an với mong muốn xem xét việc tại ngoại, giảm nhẹ tội cho bác sĩ Lương.

Luật sư Bùi Đình Ứng – Trưởng văn phòng luật sư Bùi Đình Ứng, đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho biết, bản thân ông cũng không đồng tình với việc bắt tạm giam bác sĩ Hoàng Công Lương.

Bác sĩ Hoàng Trung Lương

Phân tích sâu hơn vấn đề này, luật sư Bùi Đình Ứng cho hay: Việc khởi tố chúng ta chưa bàn và đừng đánh giá vội khởi tố là oan sai. Nhưng vấn đề đặt ra là có cần phải áp dụng hình thức tạm giam với bác sĩ Hoàng Công Lương hay không? Trong đó có phần gắn thêm là trách nhiệm của bác sĩ này.

“Với tư cách là luật sư tôi cho rằng không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam trong trường hợp này dù đã có quyết định khởi tố. Vì theo luật, việc áp dụng biện pháp tạm giam được thực hiện trong những trường hợp như: tiếp tục gây ra hậu quả, cản trở quá trình điều tra, không hợp tác với cơ quan điều tra, có thể tiêu hủy chứng cứ…

Chính vì vậy trong trường hợp này, theo tôi, cơ quan tố tụng đã “lạm dụng” việc bắt tạm giam đối với bị can. Hãy để họ tại ngoại có lẽ sẽ thuận lợi hơn cho quá trình điều tra”, luật sư Bùi Đình Ứng nhấn mạnh.

Bệnh viện đa khoa Hòa Bình – nơi bác sĩ Hoàng Công Lương công tác trước đó

Trước những kiến nghị mà Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam gửi lên Bộ trưởng Bộ Công an cũng như Bộ trưởng Bộ Y tế nhằm quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, kết luận một cách khách quan để tránh oan sai, để cho những nhân viên y tế yên tâm phục vụ người bệnh thì theo luật sư Ứng, đây là một tài liệu tham khảo, một chứng cứ quan trọng để xem xét trách nhiệm của bác sĩ Lương tới đâu.

Cũng bàn về vấn đề này, luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Giám đốc Công ty Luật ANVI, cũng đưa ra quan điểm: Hiện tại chúng ta không nên khẳng định điều gì về việc oan sai hay không oan sai mà chỉ có thể đặt ra các câu hỏi có nên bắt tạm giam bị can hay không? Khởi tố và bắt tạm giam bác sĩ Hoàng Công Lương như thế là hợp lý hay không hợp lý và có cần xem xét lại hay không?

“Theo tôi, trong vụ việc này không nên bắt tạm giam đối với bị can Hoàng Công lương”, luật sư Trương Thanh Đức chia sẻ.

Hải Nguyên


Đời sống & Pháp lý (Xã hội) 29-6-2017:

http://vietnammoi.vn/viec-bat-tam-giam-bac-sy-trong-vu-8-nguoi-chay-than-chet-o-hoa-binh-nen-hay-khong-37898.html

(124/611)

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.712. Hàng loạt vụ mất tiền trên tài khoản,...

(KTĐT) - Dồn dập các vụ mất tiền trên tài khoản, rồi mất ở sổ...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,633