1.748. Việt Nam nên nới lỏng các giao dịch vốn?

(TT)- Việc người Việt chi 3,06 tỉ USD mua nhà ở Mỹ năm 2016 được các chuyên gia phân tích ở nhiều góc độ để có chính sách hợp lý hơn.

Nhiều người Việt đã chuyển tiền thành công ra nước ngoài để mua nhà. Trong ảnh: một trang mạng rao bán bất động sản ở Mỹ cho người Việt

Người VN tiêu dùng, giao dịch với nước ngoài ngày càng nhiều. Họ mua chứng khoán ở thị trường chứng khoán New York, mua bất động sản ở Singapore, châu Âu… không phải khó. Nếu siết việc chuyển tiền mà không quản được có nên không?

Luật sư Trương Thanh ĐứcThanh toán trên100 triệu đồng phải qua ngân hàng

Để kiểm soát việc chuyển tiền của người dân ra nước ngoài, tôi cho rằng rất khó khi mà chúng ta vẫn thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt. Để làm tận gốc, phải yêu cầu thanh toán qua ngân hàng đối với những giao dịch có giá trị lớn nhằm kiểm soát nguồn gốc tiền.

Trước mắt có thể quy định thanh toán trên 100 triệu đồng phải qua ngân hàng. Chi nhánh ngân hàng hiện mọc lên nhan nhản, nên rất thuận tiện. Quy định này buộc triển khai với những người ở nội thành của các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, cơ quan quản lý kiểm soát được dòng tiền, thu nhập, tính đúng và đủ tiền thuế…

Còn những nơi như miền núi, hải đảo xa xôi có thể thanh toán bằng tiền mặt. Về lâu dài, đến một giai đoạn nào đó, cá nhân mua điện thoại 10 triệu đồng cũng phải buộc thanh toán qua ngân hàng.

Một chuyên gia về quản lý tài chính: Xem xét nới lỏng giao dịch vốn

Chúng ta đã tự do hóa giao dịch vãng lai từ năm 2005, mở cửa cho việc VN là thành viên của WTO. Từ đó đến nay, ở VN chỉ có tự do hóa giao dịch vãng lai là mua bán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Cá nhân được quyền mua ngoại tệ để thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Còn khái niệm về việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để mua một căn nhà, về khía cạnh nào đó giống như một loại giao dịch vốn mà pháp luật VN hiện nay chưa cho phép. Nhưng thực tế có không ít ngoại tệ được chuyển ra nước ngoài tương đối đơn giản qua một số cửa hàng vàng.

Trong quá trình hội nhập toàn cầu, nhiều nước đã nới lỏng quy định liên quan đến quản lý di chuyển dòng tiền. Trong xu thế hội nhập, mới đây trong dự thảo mà Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra, người nước ngoài đã có thể gửi tiết kiệm tại các ngân hàng trong nước.

Nhân câu chuyện người Việt chi hơn 3 tỉ USD để mua bất động sản ở Mỹ vừa được công bố, người làm chính sách nên suy nghĩ VN cần xem xét chuyện này như thế nào?

Giao lưu thương mại, những giao dịch vốn cũng cần phải được xem xét chứ không chỉ giao dịch vãng lai. Đối với các giao dịch vốn, có nên nới lỏng để xem người Việt mua chứng khoán ở thị trường chứng khoán New York, mua bất động sản ở Hong Kong, Singapore… được không?

Trung Quốc siết chặt các giao dịch ngoại tệ

Kể từ đầu năm 2017, nhà chức trách Trung Quốc đã ban hành một loạt quy định mới liên quan tới các giao dịch tiền tệ, đặc biệt là ngoại tệ, của công dân Trung Quốc ở cả trong và ngoài nước.

Theo Hãng tin Reuters, bắt đầu từ tháng 7 này, các ngân hàng và tổ chức tài chính tại Trung Quốc phải báo cáo về mọi giao dịch tiền tệ trong và ngoài nước trị giá hơn 50.000 nhân dân tệ (7.201 USD). Quy định trước đó là 200.000 nhân dân tệ.

Cùng với đó, các ngân hàng cũng phải đệ trình báo cáo về mọi trường hợp giao dịch ở nước ngoài của các cá nhân có giá trị từ 10.000 USD trở lên.

Theo Chính phủ Trung Quốc, việc kiểm tra những giao dịch có giá trị lớn này nhằm ngăn chặn tình trạng rửa tiền, tài trợ khủng bố và các giao dịch đầu tư bất hợp pháp ra ngoài nước cũng như các hoạt động làm ăn phi pháp, bất thường.

Cùng đó, theo cơ quan quản lý ngoại tệ Trung Quốc, kể từ 1-1-2017, cơ quan này tăng cường thẩm tra mọi hoạt động mua ngoại tệ của các cá nhân và phạt nặng những trường hợp chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài.

Hiện tại nhà chức trách Trung Quốc vẫn chưa thay đổi hạn mức ngoại tệ thường niên một cá nhân Trung Quốc được phép mang ra khỏi biên giới là 50.000 USD.

D.KIM THOA

LÊ THANH ghi


Tuổi trẻ (Kinh tế) 23-7-2017:

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20170723/viet-nam-nen-noi-long-cac-giao-dich-von/1356808.html

(195/873)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.280. ‘Giải mã cùng luật sư’: Cần lưu ý gì...

(TT) - Quý vị đang lắng nghe chuyên mục Podcast “Giải mã cùng luật sư’’...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,123