1.981. Không cho khách rút tiền bằng thẻ căn cước: Luật sư khẳng định Vietcombank làm đúng

(NĐT) – Mới đây, xảy ra trường hợp khách hàng không thể rút tiền tại ngân hàng bằng căn cước công dân mới. Theo luật sư Trương Thanh Đức: Căn cước công dân và chứng minh thư nhân dân có số định danh khác nhau, mà theo luật pháp thì số định danh mới có giá trị, còn họ tên, tuổi tác là vô nghĩa[1].

 Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC

Mới đây, trên mạng xã hội có chia sẻ một đoạn clip được cho là do một khách hàng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ghi lại khi đến phòng giao dịch của ngân hàng này để rút tiền và đã nhận được sự quan tâm của hàng triệu độc giả. Cùng với đoạn clip, khách hàng này tố cáo Vietcombank cố tình không cho khách hàng rút tiền, không cho mở tài khoản mới bằng thẻ căn cước công dân.

Cụ thể, khách hàng cho biết: Ngày 30/1/2018 đến phòng giao dịch Vietcombank Lương Định Của, Quận 2, TP.HCM rút 100 triệu. Tuy nhiên, các nhân viên ở đây đã không đồng ý cho khách hàng rút tiền vì khách hàng sử dụng căn cước công dân mới trong khi trước đây mở tài khoản bằng chứng minh thư cũ, vì thế không thể biết được đây có phải là cùng một người không.

Sau đó khách hàng đồng ý không rút tiền nữa mà muốn mở tài khoản mới bằng căn cước công dân của mình để chuyển khoản số tiền ở thẻ cũ sang tài khoản mới. Nhưng nhân viên của Vietcombank cũng không  chấp thuận cho khách hàng mở giao dịch vì biết rằng chứng minh thư cũ và căn cước mới này là cùng một người.

Với những lý luận của nhân viên ngân hàng nêu trên, khách hàng cho rằng bị nhân viên ngân hàng cố tình “làm khó”, trước thì bảo chứng minh thư và căn cước không chứng minh được là cùng một người nên không cho rút tiền, sau lại bảo là vì là cùng một người nên không cho mở tài khoản mới (đoạn clip ghi lại chỉ cho thấy hình ảnh khách hàng mang theo căn cước công dân, không ghi lại hình ảnh khách hàng có mang chứng minh cũ đi kèm không).

“Tố cáo” của khách hàng Vietcombank trên mạng xã hội 

Thực hư chuyện nhân viên ngân hàng “làm khó” khách hàng?

Để trả lời cho câu hỏi trên, PV Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC về vấn đề này. Ông Đức cho biết: Trong trường hợp này đúng là căn cước công dân không thể nghiễm nhiên thay thế cho chứng minh thư cũ. Bởi chứng minh thư nhân dân có mã số định danh là 1234, còn căn cước công dân là 5678 nên khi đi rút tiền tại ngân hàng thì 2 loại giấy tờ này không liên quan gì tới nhau. Và theo luật pháp thì số định danh mới quan trọng chứ tên tuổi thì không phải là căn cứ[2].

Vì thế, trong trường hợp này, khách hàng phải chứng minh được “tôi là tôi” cho ngân hàng thì ngân hàng mới dám chi tiền, bởi nếu đây là trường hợp lừa đảo, là sai phạm mất tiền thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm,  Luật sư Trương Thanh Đức nhấn mạnh.

Để giải quyết trường hợp trên, ông Đức đề xuất: Trong trường hợp này khách hàng có thể cam kết bằng việc nói chính xác địa chỉ phường, xã, tên tuổi[3] hoặc chứng minh bằng cách ra cây ATM rút tiền để cho nhân viên ngân hàng thấy mình là chủ thể thẻ đó. Hoặc mất thời gian hơn thì khách hàng làm thủ tục thay đổi chứng minh hoặc mang chứng minh cũ đi để chứng minh mới có thể rút được tiền.[4]

Ông Đức cho biết thêm rằng: chúng ta đang trong giai đoạn thay đổi chứng minh thư sang căn cước công dân. Vì thế, đề nghị Bộ Công an có thể tiếp thu đề xuất, trong căn cước công dân mới in một dòng nhỏ số chứng minh nhân dân cũ để giải quyết việc khi dùng căn cước mới vẫn phải có chứng minh cũ đi kèm. “Bởi câu chuyện này sẽ còn ảnh hưởng tới những giao dịch của 50 năm tới, ví dụ như sổ đỏ chứng minh quyền sử dụng đất dùng số chứng minh cũ và tới thời điểm 50 năm nữa mới phát sinh giao dịch mua bán”, ông Đức lo ngại.

Cuối cùng, ông Đức khẳng định ngân hàng đang làm đúng để không gây ra hệ luỵ sau này. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại trường hợp một người vừa sử dụng chứng minh, vừa sử dụng căn cước để làm 2, 3 tài khoản tại một ngân hàng. Nghĩa là nếu nhân viên ngân hàng không biết chứng minh thư cũ và căn cước mới là cùng một người thì vẫn lập được tài khoản khác để giao dịch.

ĐÌNH VŨ

————-

Nhà đầu tư (Tài chính) 01-02-2018:

http://www.nhadautu.vn/khong-cho-khach-rut-tien-bang-the-can-cuoc-luat-su-khang-dinh-vietcombank-lam-dung-d6592.html

(499/901)

[1]     Ai nói là vô nghĩa, mà nói là tên, địa chỉ có thể trùng nhau thì sẽ không bảo đảm an toàn và không đùng quy định về đối chiếu giấy tờ khi giao dịch rút tiền.

[2]     Cũng chỉ là một trong những căn cứ.

[3]     Viết đơn cam kết có xác nhận của UBND cấp xã.

[4]     Bỏ mất đoạn quan trọng là dùng đồng thời cả CMND và căn cước và giấy xác nhận của công an (theo chỉ đạo của Thủ tướng, phải cấp cho tất cả các trường hợp).

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.730. Ra mắt cuốn “cẩm nang” tra cứu về pháp...

(ND) - Cuốn sách “Cẩm nang pháp luật ngân hàng (Nhận diện những vấn...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.279. Tình trạng thuê người mua ngoại tệ: Cần...

(HNM) - Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng đăng tin tìm...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,611