162. Bình luận Dự thảo Nghị định về tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.

(ANVI) – Góp ý dự thảo theo đề nghị của VCCI                               Hà Nội 24-12-2012

 

Theo đề nghị của VCCI, tôi xin tham gia một số ý kiến vào Dự thảo Nghị định về Tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước như sau:  

Thực chất của Nghị định này là điều chỉnh đối với các công ty mẹ và mối quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty thuộc nhóm tập đoàn kinh tế và tổng công ty, chứ không phải là điều chỉnh về tập đoàn kinh tế và tổng công ty. Vì vậy, cần phải xem lại tên gọi của Nghị định, là một vấn đề pháp lý lớn, để tránh sự sai lệch, nhầm lẫn kéo dài trong nhiều năm nay:

  • Tên gọi tập đoàn và tổng công ty hiện hành là trái với tư duy lô gic và ngôn ngữ tiếng Việt, như “Tập đoàn ABC – Công ty TNHH nhà nước một thành viên” hay “Tổng công ty XYZ – Công ty TNHH nhà nước một thành viên” thay vì “Công ty TNHH nhà nước một thành viên tập đoàn ABC” hay “Công ty TNHH nhà nước một thành viên Tổng công ty XYZ”;
  • Tên gọi tập đoàn và tổng công ty hiện hành đã tạo ra sự bất bình đẳng rõ rệt giữa công ty nhà nước và phi nhà nước ở chỗ, chỉ Nhà nước mới được gọi là Tập đoàn, Tổng công ty, còn phi nhà nước thì không được phép sử dụng một cách chính thức.
  • Tên gọi tổng công ty hiện hành là trái với từ ngữ quy định của Luật Doanh nghiệp, chỉ có công ty, chứ không có tổng công ty (bản chất là công ty mẹ hoặc là một nhóm công ty đã được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp);
  • Tên gọi tập đoàn hiện hành là trái với khái niệm cụ thể tại Điều 149 về “Tập đoàn kinh tế” của Luật Doanh nghiệp đã quy định: “Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn” (không có tư cách pháp nhân). Khoản 2, Điều 5 “Tên và đăng ký kinh doanh” của Dự thảo Nghị định cũng quy định: “Tập đoàn kinh tế và tổng công ty không có tư cách pháp nhân và không phải đăng ký kinh doanh”. Đây là một quy định quan trọng và có sự thay đổi cơ bản so với một số quy định hiện hành cũng như tổ chức bộ máy tập đoàn và tổng công ty trên thực tế. Đó là bên cạnh 11 tập đoàn kinh tế nhà nước hiện không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh thì lại đồng thời có 11 công ty mẹ, có tư cách pháp nhân và có đăng ký kinh doanh nhưng vẫn được gọi là tập đoàn hoặc tổng công ty như dưới đây:
TTTập đoàn là công ty mẹ

(pháp nhân)

Tập đoàn là nhóm công ty

(không phải là pháp nhân)

Quyết định

thành lập

1Tập đoàn Bảo Việt (Bảo Việt)Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Bảo ViệtChưa rõ
2Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN (VNPT)Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Quốc gia VN180/QĐ-TTg

ngày 28-1-2011

3Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN (VRG)Tập đoàn Công nghiệp Cao su Quốc gia VN248/2006/QĐ-TTg
4Tập đoàn Hoá chất VN (Vinachem)Chưa rõ2180 TTg

ngày 23-12-2009

5Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Vinashin)Tập đoàn Kinh tế Vinashin103 và 104/QĐ- TTg

ngày 15-5-2006

6Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản VN (Vinacomin)“Tổ hợp Công ty mẹ – Công ty con Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản VN”418/QĐ-TTg

ngày 21-3-2011

7Tập đoàn Dầu khí VN (PetroVietnam)Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN190/QĐ-TTg

ngày 29-01-2011

8Tập đoàn Dệt May VN (Vinatex)Tập đoàn Dệt May VN340/QĐ-TTg

ngày 07-3-2011

9Tập đoàn Điện lực VN (EVN)Tập đoàn Điện lực Quốc gia VN857/QĐ-TTg

ngày 06-06-2011

10Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)Chưa rõ2097/2009/QĐ-TTg
11Tập đoàn Xăng dầu VN (Petrolimex)Chưa rõ828/QĐ-TTg

ngày 31-5-2011

Nếu các doanh nghiệp là pháp nhân, có đăng ký kinh doanh thì đều phải được gọi theo đúng bản chất pháp lý là công ty (công ty mẹ), chỉ khác nhau ở quy mô, chứ không thể gọi sai thành nhóm công ty là tập đoàn hay tổng công ty.

Do đó cần xem lại yếu tố phụ, không chính thức, không có tư cách pháp nhân, không đăng ký kinh doanh, lại trở thành chủ thể chính thay cho các chủ thể độc lập là công ty. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định sẽ không phải là: Thành lập, tổ chức lại, giải thể, tổ chức, hoạt động, quản lý, điều hành trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty, mà phải là thành lập, tổ chức lại, giải thể, tổ chức, hoạt động, quản lý, điều hành các công ty là thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Tức là không phải điều chỉnh bản thân các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, mà là điều chỉnh các doanh nghiệp nhà nước[1] thuộc nhóm công ty được gọi là tập đoàn kinh tế, tổng công ty.

Và nếu như “Tập đoàn kinh tế và tổng công ty không có tư cách pháp nhân và không phải đăng ký kinh doanh” theo khoản 2, Điều 5 nói trên của Dự thảo Nghị dịnh, thì không có bất cứ lý do gì “phải thông báo việc thành lập, tổ chức lại, thay đổi số lượng doanh nghiệp thành viên và tỷ lệ vốn tại các doanh nghiệp thành viên, giải thể tập đoàn kinh tế, tổng công ty cho Cơ quan đăng ký kinh doanh”.

Và như vậy thì cũng không cần thiết phải quy định về việc thành lập tập đoàn kinh tế và tổng công ty, vì nếu cần thiết thì chỉ cần quyết định phê duyệt hoặc công nhận các thành viên tập đoàn kinh tế và tổng công ty.

Dự thảo Nghị định này dường như còn đi ngược lại chủ trương cổ phần hoá công ty nhà nước. Về nguyên tắc, cần phải tiếp tục cổ phần hoá và tư nhân hoá tối đa công ty nhà nước. Do vậy, cần giảm thiểu việc thành lập doanh nghiệp nhà nước nói chung, tập đoàn và tổng công ty nhà nước nói riêng. Và Dự thảo cần đặt ra quy định chỉ thành lập các công ty mẹ nói riêng, công ty khác nói chung nằm trong nhóm công ty là tập đoàn, tổng công ty nhà nước, chứ không phải cứ có đủ số vốn và một số điều kiện khác theo Nghị định là được thành lập. Việc quy định điều kiện về vốn điều lệ với công ty mẹ trong tập đoàn và tổng công ty được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên với con số 13.500 và 7.700 tỷ đồng có vẻ như là một sự sắp xếp “may đo cho vừa ai đó”.

Ngoài ra, quy định công ty mẹ có thể là công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên, có phần vốn tư nhân bên cạnh cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước (tức là đạt tới mức chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý của công ty) phải tổ chức thể này, hoạt động thế kia một cách khá chi tiết là trái với Luật Doanh nghiệp. Điển hình là nhà nước sở hữu 51% vốn điều lệ trong một công ty thì có thể gọi là chi phối, nhưng không thể quyết mọi thứ, khi mà Luật Doanh nghiệp và Điều lệ đòi hỏi phải thông qua các quyết định của công ty với tỷ lệ 65% hoặc 75%. Khi ấy phải để công ty ra quyết định theo đúng Luật định, chứ Nhà nước không thể vô hiệu quá các chủ sở hữu khác bằng cách yêu cầu phải thực hiện theo đúng Nghị định. Tóm lại, trong các trường hợp này, Nhà nước chỉ quản lý phần vốn góp của mình với tư cách chủ sở hữu thông qua người đại diện quản lý phần vốn góp, chứ không được quy định áp đặt “luật chơi” cho các chủ sở hữu khác.

Và để thực hiện Nghị định này, cần có điều khoản thi hành quy định rõ việc xoá bỏ tên của 11 tập đoản có tư cách pháp nhân nói trên cũng như tất cả các tổng công ty nhà nước đang có tư cách pháp nhân và đăng ký kinh doanh hiện nay, tránh tình trạng gây nhầm lẫn cơ bản về pháp lý cũng như trên thực tế.

Trân trọng tham gia!

——————————————-

Địa chỉ liên hệ:

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

 

[1] Điều 4 “Giải thích từ ngữ”, Luật Doanh nghiệp năm 2005 giải thích “ Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.”

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.710. Sự cố VNDirect: Ai sẽ chịu trách nhiệm khi...

(VOV.VN) - Ngày thứ 3 kể từ thời điểm tạm dừng hoạt động, hệ thống...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,581