2.438. “Ma trận” sản xuất, kinh doanh phân bón.

(NDTV) Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, tham gia đối thoại trên – Truyền hình Nhân dân (Thương trường & Pháp luật) ngày 05-12-2018:

https://m.nhandantv.vn/thuong-truong-va-phap-luat-c1074.htm

————-

Đăng trên FB

Giết dân phân giả.

Cái gì cũng giả, kể cả phân. Quốc hội, Chính phủ, bộ ngành đồng thanh lên tiếng về kỳ án phân bón Thuận Phong.

Nghị sỹ Nguyễn Sỹ Cương đã bất lực 4 năm qua, với việc xử lý phân giả chả khác gì phân.

Truyền hình Nhân Dân, Thương trường & Pháp luật 18h ngày 05-12-2018:

https://m.nhandantv.vn/thuong-truong-va-phap-luat-c1074.htm

https://www.youtube.com/watch?v=eaAP3BfVyUM

! Mỗi ngày 1 luật !

———-

Kịch bản:

Trung tâm Truyền hình Nhân Dân                                                                             Phòng  Kinh tế\

ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN MỤC “THƯƠNG TRƯỜNG & PHÁP LUẬT” SỐ 21

Thời lượng: 30’; Phát sóng ngày 12/2018

STTNội dung: “Ma trận” sản xuất, kinh doanh phân bónHình ảnhTL
1Hình hiệu Chuyên mục “Thương trường & Pháp luật”Hình hiệu15
2

 

Trailer:     

–        Nông dân trắng tay

–       Nhà nước thất thu

–       Tiền chảy vào túi một nhóm người

–       Mỗi năm mất 2 tỉ USD vì phân bón giả

Theo Hội Nông dân Việt Nam, mỗi năm các cơ quan quản lý nhà nước phát hiện ra hàng ngàn vụ vi phạm về phân bón giả, kém chất lượng với khối lượng hàng chục ngàn tấn. Vấn nạn phân bón giả đang khiến nông dân thiệt hại nặng nề, ruộng đồng có nguy cơ hoang hóa.

 

2
3MC: Dẫn vào chương trình, giới thiệu khách mời và giới thiệu chương trìnhMC20
4Phóng sự 1: Thực trạng

Báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho thấy: Trong quý đầu năm nay, các địa phương và lực lượng chức năng đã kiểm tra 958 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, phát hiện, xử lý 171 vụ vi phạm, xử phạt hành chính trên 1,8 tỷ đồng, tiêu hủy 500 tấn và 956 bao phân bón giả, kém chất lượng.

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón giả, nhái, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ…, nổi lên là các hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ dán các nhãn hiệu nổi tiếng, có nguồn gốc nước ngoài, nhưng thực chất chỉ là các sản phẩm phân bón kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ được sản xuất hoặc đóng gói tại nhiều nơi ở trong nước không đủ điều kiện theo qui định diễn ra trên hầu hết các địa bàn trọng điểm về trồng trọt trên cả nước; gây ảnh hưởng đến nguồn nước, đất trồng trọt, gây ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại lớn cho nông dân, các DN chân chính, nền sản xuất nông nghiệp và đời sống, sức khỏe nhân dân. Trong đó, tập trung tại địa bàn các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Gia Lai, Đắk Lắk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang…

Trước đó, Hiệp hội phân bón Việt Nam thông tin vụ Cty TNHH Việt Thái (Đồng Nai) đăng ký chất lượng dinh dưỡng trên giấy phép và bao bì NPK hàm lượng dinh dưỡng 53% nhưng kiểm định tổng hàm lượng dinh dưỡng chỉ có 7,2%; Cty Đông Hải (Đà Nẵng) trên giấy phép bao bì đăng ký NPK tổng hàm lượng dinh dưỡng 53% nhưng khi kiểm tra chỉ có gần 3%; Cty CP Đầu tư khoa học kỹ thuật và công nghệ Việt Pháp Hà Nội phát hiện 600 tấn phân bón NPK, nhiều bao bì giả mạo in tên các Cty phân bón có uy tín như: Bình Điền, Phú Mỹ, Lâm Thao, Cà Mau…

Điều đáng nói là khi lực lượng chức năng lấy mẫu phân bón giả đi kiểm nghiệm tại Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an, thì thành phần chính trong phân bón NPK tổng hàm lượng dinh dưỡng chỉ có 1,9%, còn lại chủ yếu là đất sét, bột đá vôi, rác… “Có nhiều vụ đã bị bắt quả tang, quyết định khởi tố, nhưng “lòng vòng” một thời gian rồi bị “chìm xuồng” như: Vụ của Cty Tân Trường Sinh (Hải Dương), vụ Cty CP Thuận Phong (Đồng Nai)”

chuyên gia

Hình gạt

 

 

MC dẫn và đọc Off

 

 

 

 

5’

5Mục hiệu tiểu mục “Đối thoại Mục hiệu10”
 

6

Khách mời 1: ĐBQH. Nguyễn Sỹ Cương

Khách mời 2: LS. Trương Thanh Đức

Câu hỏi:

–       Đánh giá thiệt hại do phân bón giả gây ra?

–       Tại sao phân bón giả hoành hành?

–       Cơ chế quản lý đang có vấn đề?

MC và khách mời

Tranh luận kịch tính

 

10’

7Mục hiệu tiểu mục “ Phản hồi”
8Phóng sự 2: Nhờn luật

Theo Cục quản lý thị trường (Bộ Công thương), thực trạng phân bón giả năm sau lại cao hơn năm trước. Năm 2015 là trên 4000 vụ vi phạm, đến năm 2016 là trên 5000 vụ vi phạm. Trong đó nhiều vụ còn chưa được giải quyết bởi pháp luật của chúng ta còn nhiều kẽ hở.

Tình trạng phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc diễn ra thường xuyên trong nhiều năm qua tại nhiều địa bàn gây nguy cơ về nước, ô nhiễm môi trường trường, thiệt hại lớn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính và bà con nông dân.

Doanh nghiệp thường lợi dụng kẽ hở trong quy định của pháp luật về tổng chất dinh dưỡng để sản xuất phân bón giả, kém chất lượng. Thực tế cho thấy, Nghị định 202 có hiệu lực từ 1 tháng 2 năm 2014, nhưng đến thời điểm này, Bộ Công thương cũng chưa có văn bản chính thức về chất chính trong phân bón, dẫn đến mỗi cơ quan có cách hiểu và giải thích khác nhau, gây khó khăn trong công tác thanh tra, kiểm tra, làm hạn chế hiệu quả thi hành công vụ của các lực lượng chức năng. Tổ chức hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất phân bón giả, kém chất lượng thường bí mật khép kín từ sản xuất đến vận chuyển, tiêu thụ… Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn đăng ký sản xuất nhiều loại khác nhau, khi bị phát hiện loại phân bón này là giả, kém chất lượng thì sẵn sàng thay thế loại phân bón khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thường lợi dụng trình độ nhận thức của bà con nông dân chưa cao, ham mua đồ rẻ để quảng bá, bán hàng kém chất lượng nhằm thu lợi nhuận.

Rõ ràng nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân bón giả, kém chất lượng là do sự chồng chéo giữa các cơ quan pháp luật, thiếu kiên quyết giữa các cơ quan thực thi, hay các chế tài của ta thiếu tính răn đe.

Bên cạnh đó, quy định về quy chuẩn phân bón trong phụ lục số 13 của Nghị định 29 có ghi tiêu chuẩn bắt buộc với phân bón vô cơ nhưng các trung tâm kiểm nghiệm lại không bám vào đó để kiểm nghiệm, dẫn đến việc các sản phẩm dù được kiểm nghiệm nhưng chất lượng không chuẩn được bán tràn lan trên thị trường.

PV: Chuyên gia

MC4’
9Mục hiệu tiểu mục “Phản hồi”10”
10Khách mời 1: ĐBQH.  Nguyễn Sỹ Cương

Khách mời 2: LS. Trương Thanh Đức

Câu hỏi:

–       Giải pháp nào để kiểm soát phân bón giả?

–       Quan điểm của chuyên gia và Luật sư?

MC: 4’3
11MC: Dẫn kếtMc30’

Kịch bản: Vũ Tân

Quay phim máy lẻ:

MC: Minh Anh

Kỹ thuật hậu kỳ: Hữu Tú

     PHÒNG  KINH TẾ                                                                                                   LÃNH ĐẠO TRUNG TÂM DUYỆT

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.730. Ra mắt cuốn “cẩm nang” tra cứu về pháp...

(ND) - Cuốn sách “Cẩm nang pháp luật ngân hàng (Nhận diện những vấn...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.277. Tìm hiểu kỹ về hợp đồng tín dụng

(FE) - Livetream: Finace explorers – Hiểu tiền bớt phiềnTập 6: Những...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,388