2.459. Mở rộng tự chủ giáo dục đại học.

(NDTV) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, tham gia đối thoại trên truyền hình.

Quay ngày 28-12-2018 tại 71 Hàng Trống.

Truyền hình Nhân dân (Thương trường & Pháp luật) ngày 02-01-2019:

https://nhandantv.vn/mo-rong-tu-chu-giao-duc-dai-hoc-n95441.htm?fbclid=IwAR3ezLBy8sE8wUBnErqSm_4AZiKpFUpoS69FnXB67rOJC9EyD39p2KNYkWY\

https://www.youtube.com/watch?v=vpPmYe8Y7GE

———————

Kịch bản:

Trung tâm Truyền hình Nhân Dân                                                                 Phòng  Kinh tế

ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN MỤC “THƯƠNG TRƯỜNG & PHÁP LUẬT” SỐ 22

Thời lượng: 30’; Phát sóng ngày 02/ 01/2019

STTNội dung: Mở rộng tự chủ  giáo dục đại học– Đào tạo nhìn từ góc độ kinh tếHình ảnhTL
1Hình hiệu Chuyên mục “Thương trường & Pháp luật”Hình hiệu15
2

 

Traner: Chiều 19.11. 2018, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Với 408 đại biểu có mặt tán thành, bằng 84,12% tổng số đại biểu, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1.7.2019.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học  lần này mở rộng quyền tự chủ, cho phép các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm chất lượng và phù hợp nhu cầu thì được tự mở ngành đào tạo ở tất cả các trình độ của giáo dục đại học, chỉ trừ các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, đào tạo giáo viên và an ninh, quốc phòng.

2
3MC: Dẫn vào chương trình, giới thiệu khách mời và giới thiệu chương trìnhMC20
4Phóng sự 1:

Sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục và đào tạo của nước ta đã thực sự có nhiều chuyển biến. Trong đó, giáo dục đại học đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Tự chủ đại học trở thành xu thế tất yếu, nhu cầu tự thân của trường đại học, được xem là chìa khóa nâng cao chất lượng đào tạo và chất lượng đầu ra, việc làm cho sinh viên…

Về tự chủ đại học Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã quy định rõ điều kiện, yêu cầu thực hiện quyền tự chủ tại khoản 2 Điều 32, theo đó, mức độ tự chủ của cơ sở giáo dục đại học phụ thuộc vào việc đáp ứng đủ điều kiện tự chủ, những cơ sở chưa đáp ứng điều kiện tự chủ thì tiếp tục chịu sự quản lý chặt chẽ theo các quy định của Luật, đồng thời quy định trách nhiệm quản lý nhà nước trong quy hoạch và xác nhận tiêu chí các cơ sở giáo dục đại học.

Do đó sẽ giới hạn việc các trường đồng loạt tự chủ dẫn đến mất cân bằng cung – cầu nhân lực. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học cũng quy định rõ nội hàm của các quyền tự chủ về học thuật trong hoạt động chuyên môn, tổ chức – nhân sự và tài chính – tài sản tại các khoản 3, 4, 5 Điều 32 và cụ thể hóa các nội dung này tại các điều, khoản tương ứng trong Luật.

Theo đó, hầu hết các nội dung liên quan đến chuyên môn (như về xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nội dung, chương trình đào tạo, tổ chức và quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học…) đã được giao cho các trường tự chủ quyết định theo quy định của Luật.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học lần này mở rộng quyền tự chủ, cho phép các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm chất lượng và phù hợp nhu cầu thì được tự mở ngành đào tạo ở tất cả các trình độ của giáo dục đại học, chỉ trừ các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, đào tạo giáo viên và an ninh, quốc phòng.

PV: Chuyên gia

Hình gạt

 

 

MC dẫn và đọc Off

 

 

 

 

5’

5Mục hiệu tiểu mục “Đối thoại Mục hiệu10”
 

6

Khách mời 1: TS. Nguyễn Minh Phong

Khách mời 2: LS. Trương Thanh Đức

–       Mục tiêu, ý nghĩa của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học?

–       Tự chủ giáo dục đại học với chất lượng đào tạo, chất lượng nghiên cứu?

–       Việc không đồng nhất giữa các luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Viên chức..?

MC và khách mời

Tranh luận kịch tính

 

10’

7Mục hiệu tiểu mục “ Phản hồi”
8Phóng sự 2:

Bên cạnh những tác động tích cực, các trường ĐH tự chủ gặp rất nhiều vướng mắc và khó khan:

–        Một trong vướng mắc lớn đó là hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước chưa được đồng bộ. Ví dụ như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Viên chức… chưa phù hợp với nội dung Chính phủ cho phép trường tự chủ. Vì vậy một số nội dung trường ĐH được phép tự chủ nhưng trên thực tế không thực hiện được, ví dụ như việc liên kết sử dụng tài sản của nhà trường liên kết, liên doanh để phát triển đào tạo khoa học công nghệ. Các nguồn từ ngân sách Nhà nước như khoa học vẫn phải quyết toán theo Luật Ngân sách Nhà nước rất phức tạp, gây ra khó khăn trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, đối với quy định về Hội đồng trường trong Luật Giáo dục còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, chưa phù hợp cho nên làm cho vai trò của Hội  đồng trường trong việc quản trị nhà trường chưa được như kỳ vọng, mong muốn.

–       Vướng mắc thứ hai là nguồn ngân sách nhà trường sau tự chủ chủ yếu dựa vào học phí, việc này ảnh hưởng đến việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học cơ sở vật chất của nhà trường. Đặc biệt, đối với khối trường kỹ thuật và công nghệ, việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học và cơ sở vật chất những trang thiết bị hiện đại, đắt tiền, không thể dựa vào học phí.

–       Đối với chính sách miễn giảm thuế dịch vụ còn chậm triển khai, chính sách  hỗ trợ lãi suất cho vay còn nhiều bất cập. Ngoài ra, quá trình tự chủ cũng gặp phải một số khó khăn trong bối cảnh hiện nay của GDĐH là sự phát triển mạnh mẽ của các trường ĐH ngoài công lập, cũng như các trường ĐH trong khu vực tạo ra sự cạnh tranh giữa các trường ĐH. Đối với các trường ĐH ngoài công lập thì những đầu tư về lương, cơ sở vật chất ban đầu cho cán bộ thuận lợi hơn, điều này ảnh hưởng đến sự thu hút cán bộ giỏi của trường công lập.

–        Một vấn đề nữa là sự phát triển KT – XH của đất nước cũng ảnh hưởng đến quá trình tự chủ của trường DDH công lập. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến vấn đề nghiên cứu phát triển. Chính vì vậy, nguồn đầu tư từ doanh nghiệp vào nhà trường là rất yếu.

PV: Chuyên gia

MC4’
9Mục hiệu tiểu mục “Phản hồi”10”
10Khách mời 1: TS. Nguyễn Minh Phong

Khách mời 2: LS. Trương Thanh Đức

Câu hỏi:

– Liệu có cuộc chạy đua tuyển sinh trong đào tạo đại học?

– Cảnh báo của chuyên gia và luật sư?

– Quan điểm của chuyên gia và luật sư khi luật có hiệu lực từ ngày 1.7.2019?

MC: 4’3
11MC: Dẫn kếtMc30’

Kịch bản: Vũ Tân

Quay phim máy lẻ:

MC: Minh Anh

Kỹ thuật hậu kỳ: Hữu Tú

     PHÒNG  KINH TẾ                                                      LÃNH ĐẠO TRUNG TÂM DUYỆT

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.730. Ra mắt cuốn “cẩm nang” tra cứu về pháp...

(ND) - Cuốn sách “Cẩm nang pháp luật ngân hàng (Nhận diện những vấn...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.277. Tìm hiểu kỹ về hợp đồng tín dụng

(FE) - Livetream: Finace explorers – Hiểu tiền bớt phiềnTập 6: Những...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,394