2.559. Giá điện tăng 8,36%: Nên thay đổi tư duy điều hành

(SKCĐ) – Điện đang độc quyền và khi giá thành đầu vào tăng thì việc tăng giá điện là không tránh khỏi, vậy tại sao phải cố kìm giữ? Để cuối cùng không không giữ được giá điện vọt tăng lên đến 8,36%

gia-dien-tang-836-nen-thay-doi-tu-duy-dieu-hanh
Điện đang độc quyền và khi giá thành đầu vào tăng thì việc giá điện tăng là không tránh khỏi, vậy tại sao phải cố kìm giữ? Để cuối cùng không không giữ được giá điện vọt tăng lên đến 8,36%. Ảnh minh họa

Ngày 20/3, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã kí quyết định điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện. Theo đó, mức giá bán lẻ điện bình quân áp dụng từ ngày 20/3/2019 là 1.864,44 đồng/kWWh (chưa bao gồm thuế GTGT). Mức giá này cao hơn giá bán lẻ bình quân hiện hành là 143,79 đồng/kWh, tăng tương đương 8,36%.

Giá điện tăng theo lý giải của Bộ Công Thương là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh giá đầu vào ngành điện tăng. Ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Điều tiết Điện (Bộ Công Thương) cho biết, quy định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân theo Quyết định 24 của Chính phủ trong đó chi phí đầu vào ở các khâu phát điện, truyền tải, phân phối, bán lẻ, quản lý ngành. Các yếu tố đầu vào tác động quan trọng đến khâu phát điện ở cơ cấu nguồn huy động.

Giá nhiên liệu đầu vào, từ 5/1/2019 giá than bán cho sản xuất điện tăng từ 2,61% đến hơn 7% tuỳ từng loại than, tăng chi phí phát điện lên hơn 3.000 tỷ đồng. Giá than năm nay được điều chỉnh đồng thời với giá điện hôm nay, than của TKV tăng hơn 3% và Tổng công ty Đông Bắc hơn 5% tăng hơn 2.000 tỷ đồng. Một số nhà máy điện của EVN và nhà máy điện ngoài sử dụng than trộn trong nước và nhập ngoại, là than mua của TKV tăng khoảng hơn 1.900 tỷ đồng.

Năm 2019 với việc Luật Thuế bảo vệ môi trường đối với than được điều chỉnh tăng khiến giá than tăng ảnh hưởng giá thành sản xuất điện

Đối với khí, trước 20/3 có 2 loại khí, cùng ngày điều chỉnh giá điện, toàn bộ khí bán cho nhà máy điện bao gồm trong và trên bao tiêu đều thực hiện theo giá thị trường.

Bên cạnh đó, EVN phải thanh toán nhiều khoản bằng ngoại tệ… yếu tố tính toán mức tăng giá điện từ chi phí đầu vào điều chỉnh giá điện trên cơ sở tất cả tiêu chí đầu vào, tính toán phân bổ chênh lệch tỷ giá còn treo.

Tóm lại việc tăng giá điện của EVN được giải thích là hợp lý, không thể tránh khỏi. Đứng trên bình diện thị trường việc giá bán điện tăng do giá sản xuất điện tăng là điều dễ hiểu bởi suy cho cùng điện cũng là mặt hàng.

Thế nhưng điều đáng nói ở đây là mức tăng 8,36%, theo lý giải của Bộ Công Thương nếu tăng đúng, tăng đủ phải là 10%. Với giá điện tăng hơn 8% doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc vào điện sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn nếu không muốn nói chịu một cú sốc. Điều này sẽ ảnh hương đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

gia-dien-tang-836-nen-thay-doi-tu-duy-dieu-hanh
Nên thay đổi tư duy điều hành giá điện

Thực tế này đặt ra câu hỏi: Phải chăng cơ quan quản lý đang cố giữ để giá điện không tăng. Để rồi đến lúc không kìm giữ được nữa thì điện lại tăng vọt khiến cả nền kinh tế “ngã ngửa”? Đã đến lúc đặt ra câu hỏi giá điện có nên để thị trường điều tiết?

Góc nhìn chính sách, Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, chúng ta cố giữ giá điện không tăng để ổn định kinh tế và để đạt được mục tiêu tăng trưởng. Thế nhưng lại quên mất một điều giá điện trước sau cũng tăng khi giá đầu vào tăng.

Nếu biết trước sau phải tăng sao không cho tăng mà phải có kìm giữ để đến lúc không giữ được nữa giá lại tăng vọt lên? Năm 2018 nếu điều chỉnh giá điện tăng, chắc chắn năm nay mức tăng giá điện sẽ không lên đến mức 8,36%.

Mặt khác theo Luật sư Đức, việc tăng giá điện thời điểm nào, từ khi quyết định tăng đến khi chính thức tăng cũng phải quy định để doanh nghiệp có kế hoạch trong sản xuất kinh doanh.

Thà rằng mỗi năm chúng ta tăng một số phần trăm, năm nào cũng tăng vào cùng một thời điểm thì giúp doanh nghiệp chuẩn bị sẵn. Trong khi đợt tăng giá điện năm 2019, thời điểm tăng giá chỉ sau hơn 2 tuần thông báo là quá ngắn.

Theo tính toán của Bộ Công Thương, tác động việc tăng giá điện chủ yếu ảnh hưởng hộ kinh doanh. Theo đó với giá bán lẻ điện sinh hoạt vẫn chia thành 6 bậc thang với giá cao nhất 2.927 đồng một kWh nếu sử dụng trên 400 kWh và thấp nhất 1.678 đồng một kWh. Các mức giá này chưa gồm thuế VAT.

Còn giá bán lẻ cho các hộ ngành sản xuất được chia theo giờ (bình thường, thấp điểm và cao điểm) và cấp điện áp dưới 6 kV, 22 kV và 110 kV.

Với các hộ dùng điện, tiền điện trả thêm mỗi tháng của khách hàng sinh hoạt dùng dưới 50 kWh là 7.000 đồng một tháng. Dùng từ 50 đến 100 kWh sẽ phải trả thêm 14.000 đồng; dùng tới 200 kWh trả thêm 31.600 đồng; và 400 kWh trả thêm 77.200 đồng.

Với đối tượng khách hàng kinh doanh, Cục Điều tiết điện lực tính toán, mỗi hộ sẽ phải trả thêm bình quân 500.000 đồng mỗi tháng khi giá điện tăng.

Còn với hơn 1,4 triệu hộ khách hàng sản xuất thì số tiền bình quân phải trả gần 12,4 triệu đồng, tăng thêm xấp xỉ 870.000 đồng một tháng.

Sức khỏe cộng đồng 21-03-2019:

Giá điện tăng 8,36%: Nên thay đổi tư duy điều hành (suckhoecongdongonline.vn)

(202/1.085)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.730. Ra mắt cuốn “cẩm nang” tra cứu về pháp...

(ND) - Cuốn sách “Cẩm nang pháp luật ngân hàng (Nhận diện những vấn...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.277. Tìm hiểu kỹ về hợp đồng tín dụng

(FE) - Livetream: Finace explorers – Hiểu tiền bớt phiềnTập 6: Những...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,375