2.760. BOT giao thông được bảo lãnh doanh thu: Quy định kỳ lạ

(TT) – Theo luật sư Trương Thanh Đức, doanh nghiệp đầu tư BOT giao thông được bảo lãnh doanh thu là quy định kỳ lạ, đi ngược với kinh tế thị trường.

Theo luật sư Trương Thanh Đức, doanh nghiệp đầu tư BOT giao thông được bảo lãnh doanh thu là quy định kỳ lạ, đi ngược với kinh tế thị trường. 

Bộ KH&ĐT đang xây dựng dự thảo Luật PPP gồm 12 chương, 117 điều. Theo thông tin trên Báo Giao thông, điểm đáng chú ý trong dự thảo luật là có nhiều quy định mới so với pháp luật hiện hành như: Bảo lãnh doanh thu tối thiểu, quy định về chia sẻ rủi ro trong dự án PPP…

Cụ thể, quy định về bảo lãnh doanh thu tối thiểu được Bộ KH&ĐT đề xuất áp dụng theo nguyên tắc: Trong 5 năm đầu vận hành công trình dự án, Nhà nước bảo lãnh doanh thu tối thiểu đảm bảo đến 75% doanh thu được dự kiến trong hợp đồng dự án và đến 65% trong 5 năm kế tiếp; Trường hợp ngược lại, khoản doanh thu vượt quá 125% trong 5 năm kể từ thời điểm bắt đầu hoạt động và 135% trong 5 năm kế tiếp, nhà đầu tư phải nộp lại phần vượt quá cho Nhà nước.

Như vậy trong 5 năm đầu tiên thu phí, doanh nghiệp được đảm bảo số lượng doanh thu đến 75% so với dự kiến. Đồng nghĩa với việc nếu doanh nghiệp BOT giao thông dự tính 5 năm đầu thu 100 tỷ, thì ít nhất nhà nước đảm bảo thu dc 75 tỷ đồng.

Luật sư Trương Thanh Đức – Trưởng Ban Tư vấn và Phản biện chính sách, Hội các Nhà Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam (VACD).

Bình luận về quy định bảo lãnh doanh thu cho doanh nghiệp đầu tư BOT giao thông, luật sư Trương Thanh Đức – Trưởng Ban Tư vấn và Phản biện chính sách, Hội các Nhà Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam (VACD) cho biết, rất ngạc nhiên và cho rằng đây “quy định kỳ lạ”.

Chỉ rõ điểm “kỳ lạ” khi cơ quan soạn thảo đưa ra quy định bảo lãnh doanh thu cho doanh nghiệp tham gia đầu tư BOT giao thông, luật sư Trương Thanh Đức cho biết, đầu tư BOT giao thông cũng như bất kỳ dự án nào khác, đều dựa trên nguyên tắc thị trường, nói nôm na “lời ăn lỗ chịu”.

Theo quy định, dự án BOT giao thông phải đấu thầu công khai để chọn nhà đầu tư. Doanh nghiệp có đủ năng lực, kinh nghiệm, có vốn muốn tham gia đầu tư đều được dự thầu. Giá bỏ thầu của doanh nghiệp được tính toán kỹ đảm bảo lợi nhuận, vì thế không thể có chính sách bảo lãnh doanh thu.

Nếu bảo lãnh doanh thu khác nào nhà nước bao cấp, điều đó đi ngược với nguyên tắc kinh tế thị trường. Quy định này không thể đưa vào dự thảo Luật PPP.

Mặt khác, việc kiểm soát nguồn thu như thế nào, làm sao biết doanh nghiệp thu bao nhiêu? Câu chuyện Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) kiến nghị Bộ GTVT, Bộ Tài chính cho phép dùng các thiết bị công nghệ ghi hình để thống kê số lượng, chủng loại xe qua các trạm thu phí tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ làm rõ nghi vấn “thất thoát phí” trước đây là một ví dụ điển hình.

Cienco1 từng kiến nghị Bộ GTVT, Bộ Tài chính cho phép dùng các thiết bị công nghệ ghi hình để thống kê số lượng, chủng loại xe qua các trạm thu phí tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ làm rõ nghi vấn “thất thoát phí”.

Cũng liên quan đều tư BOT giao thông, trước quan điểm cho rằng cần đầu tư hình thức BOT trên cả đường độc đạo (trên các tuyến quốc lộ). Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, đây là việc “ép” người dân muốn đi đường phải trả tiền. Đường quốc lộ được xây dựng nguồn ngân sách, tức từ tiền thuế của người dân, tiền thuế đó không phải một năm, mà cả vài chục năm.

“Anh làm BOT có thể làm ngay sát đường quốc lộ, làm song song… nhưng nhất định phải là tuyến đường mới, để người dân có sự lựa chọn. Không thể BOT trên tuyến đường độc đạo, dải lượt nhựa mới, mở rộng một chút là thành đường BOT”, luật sư Đức nói.

Theo luật sư Đức bài học cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ là ví dụ, tuyến cao tốc này dài 30km tiền thân là đường Pháp Vân – Cầu Giẽ được xây dựng và hoàn thành vào năm 2002, với 4 làn xe bằng vốn ODA.

Tuy nhiên, năm 2013, Bộ GTVT đã đồng ý cho liên danh nhà đầu tư BOT cải tạo, nâng cấp thành cao tốc theo 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 thảm lại mặt đường cũ với kinh phí 2.000 tỷ đồng, giai đoạn 2 sẽ thực hiện mở rộng thêm 2 làn. Mặc dù chỉ là thảm lại nhựa và cải tạo một số hạng mục phụ như hệ thống điện, giải phân cách nhưng cao tốc này cũng đã được thu phí 1.500 đồng/km. Làm BOT thu phí mà như vậy thì quá đơn giản, quá lời.

Theo luật sư Trương Thanh Đức, lựa chọn tuyến đường đầu tư BOT giao thông phải thực hiện đúng như quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, đó là không đầu tư đường độc đạo, đường quốc lộ.

HOÀNG LINH

————

Tin tức (Tài chính) 10-8-2019:

https://tintucvietnam.vn/bot-giao-thong-duoc-bao-lanh-doanh-thu-quy-dinh-ky-la-81219?fbclid=IwAR3pJ1TL0gEH2Yms2nULlQyCPkib0g3lAJSyeqNWx6JdpSXWpeslFE7YLuU

(510/974)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Luận cứ bào chữa cho 3 bị cáo vụ Tân...

Chuẩn bị 3 phương án hoàn toàn khác nhau: Phương án 1 là 1 mất 1...

Phỏng vấn 

4.281. Ông Trần Quí Thanh nhận thức hành vi của...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,298