2.876. Thế giới di động chơi lớn “dằn mặt” sẽ xúc tiến thanh lý hợp đồng nếu chủ nhà không trả lời về việc giảm giá thuê mặt bằng

(Biz)Sau ngày 25-10-2021, nếu chủ nhà không có bất kỳ phản hồi nào, công ty sẽ tiến hành các nội dung như đã thông báo trong công văn ngày 2-8, đồng thời “sẽ xúc tiến các thủ tục để thanh lý hợp đồng thuê theo điều kiện bất khả kháng được nêu trong hợp đồng mà hai bên đã ký”. Thế giới di động tiếp tục chơi lớn “dằn mặt” sẽ xúc tiến thanh lý hợp đồng nếu chủ nhà không phản hồi về việc giảm giá thuê…

Nhận được công văn mới vào tối ngày 7-10 (qua Zalo), gia đình bà B.L. (chủ nhà, Q.12, TP.HCM) không khỏi ngỡ ngàng, cho biết sau khi bị nợ tiền thuê nhà tháng 8 và 9, bà đã hai lần gửi văn bản phúc đáp, thể hiện quan điểm không đồng ý với bất kỳ điều kiện nào trong các công văn do Thế giới di động gửi, đề nghị thanh toán đủ theo hợp đồng. “Trong trường hợp sau ngày 10-10-2021, CTCP Thế giới di động vẫn không thực hiện đúng nghĩa vụ của hợp đồng đã ký, tôi sẽ sử dụng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng”, bà B.L. nêu trong văn bản phản hồi vào ngày 11-9.

Chưa nhận được tiền thuê nhà, nhưng nhà bà B.L. đã đóng tiền thuế cho CTCP Thế giới di động Ảnh: Tuổi Trẻ

Bà B.L. chia sẻ thêm: “Biết rằng dịch bệnh nên ai cũng khó khăn, bản thân gia đình tôi cũng bị ảnh hưởng đến kinh tế chứ không riêng gì Thế giới di động. Nếu muốn giảm thì phải hợp lý, chứ không thể áp mức giảm quá sâu và thời gian quá dài như vậy. Công văn mới và các công văn gần đây rõ ràng không tôn trọng và quá ép chủ nhà”. Dù chưa nhận được tiền thuê nhà của tháng 8 và 9 (176 triệu đồng) – còn hai ngày nữa hết kỳ thanh toán tháng 10, bị tự ý cấn trừ dẫn đến việc “nợ ngược lại” hơn 136 triệu đồng, nhưng gia đình bà B.L. vẫn đóng tiền thuế cho CTCP Thế giới di động (theo hợp đồng, bên đi thuê sẽ trả lại sau).

CTCP Thế giới di động cho biết sẽ thanh lý hợp đồng nếu chủ nhà không phản hồi về việc giảm giá thuê trước ngày 25-10 – Ảnh: Tuổi trẻ

Lấy lý do hiện đã đến kỳ thanh toán tiền mặt bằng nhưng chưa nhận được phản hồi từ bên cho thuê về các vấn đề nêu trong công văn ngày 2-8, Công ty cổ phần (CTCP) Thế giới di động vừa ra thêm công văn (ngày 6-10) mới gửi “quý đối tác mặt bằng của chuỗi cửa hàng Thế giới di động và Điện máy xanh”.  Trong công văn này, công ty nhắc lại nội dung của công văn trước (ngày 2-8), thông báo không thanh toán 70-100% tiền thuê mặt bằng (trong thời gian bị hạn chế bán hàng/đóng cửa để phối hợp phòng chống dịch COVID-19, áp dụng từ 1-1-2021 đến 1-8-2021), cấn trừ tiền thuê đã thanh toán vào các kỳ thanh toán tiếp theo…

Đồng thời yêu cầu chủ nhà phản hồi trước ngày 25-10-2021 để thống nhất mức giảm giá thuê mặt bằng trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong trường hợp hai bên đạt thỏa thuận, hợp đồng thuê sẽ điều chỉnh theo sự thống nhất của hai bên.

Sau ngày 25-10-2021, nếu chủ nhà không có bất kỳ phản hồi nào, công ty sẽ tiến hành các nội dung như đã thông báo trong công văn ngày 2-8, đồng thời “sẽ xúc tiến các thủ tục để thanh lý hợp đồng thuê theo điều kiện bất khả kháng được nêu trong hợp đồng mà hai bên đã ký”.

Những ngày gần đây, câu chuyện xoay quanh văn bản thông báo cắt giảm 70-100% phí thuê mặt bằng của Thế Giới Di Động đang làm dư luận dậy sóng. Trong khi TGDĐ vẫn kiệm lời, không đưa ra phát ngôn chính thức thì nhiều chủ nhà vẫn bày tỏ bức xúc vì doanh nghiệp này đơn phương giảm tiền thuê mà chưa có sự đồng thuận của bên cho thuê.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Cách làm của TGDĐ là không đúng luật, không đúng thoả thuận và cũng không đúng theo cách ứng xử với thị trường, với khách hàng. TGDĐ là một thương hiệu lớn, làm ăn bài bản và hiệu quả như thế cũng nhờ vào đối tác và người tiêu dùng, nhờ vào lòng tin của mọi người thì phải giữ gìn. Còn tất nhiên, khó khăn hay kể cả không khó khăn, mà anh thấy giá thuê đắt, mong muốn giảm giá thì phải làm việc, trao đổi, thương lượng một cách thiện chí. Nếu cảm thấy không chấp nhận được thì chấm dứt hợp đồng, nếu thỏa thuận không thành thì đưa ra Toà án hay Trọng tài. Càng lớn, càng mạnh, càng giàu thì càng phải ứng xử sòng phẳng, văn minh chứ không thể kẻ cả, áp đặt.

Có thể TGDĐ đang suy nghĩ rằng, nếu chủ nhà không cho mình thuê thì chẳng ai thuê. Dù có lý do chính đáng là khó khăn do dịch bệnh, nhưng lại đặt mình ở vị thế kèo trên để chèn ép thì chẳng khác nào đã lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác cũng do dịch bệnh. Vì dịch bệnh thì rất nhiều chủ nhà cũng khó khăn do bị chậm trả, không có tiền trả, không cho thuê được và bị phá vỡ hợp đồng. Chưa kể còn nhiều trường hợp có khi còn khó khăn hơn TGDĐ vì người cho thuê nhà chỉ là đi thuê lại, đã trả hết tiền hay không được giảm tiền thuê hoặc đang nợ nần tiền đầu tư vào phần nhà cho thuê mà không được ngân hàng và chủ nợ khác miễn giảm tiền gốc, tiền lãi.

 

Cương Nguyễn

—————

Bizrean (Doanh nghiệp) 08-10-2021:

https://bizreal.vn/the-gioi-di-dong-choi-lon-dan-mat-se-xuc-tien-thanh-ly-hop-dong-neu-chu-nha-khong-tra-loi-ve-viec-giam-gia-thue-mat-bang-24222.html

(296/1.045)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.710. Sự cố VNDirect: Ai sẽ chịu trách nhiệm khi...

(VOV.VN) - Ngày thứ 3 kể từ thời điểm tạm dừng hoạt động, hệ thống...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,561