3.033. Không dễ xây dựng hành lang pháp lý cho fintech

(ĐT) – Khung khổ pháp lý với hoạt động của công nghệ tài chính (fintech) là điều được các doanh nghiệp trong lĩnh vực này mong đợi từ lâu. Tuy nhiên, Dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm với fintech vừa được công bố còn nhiều nội dung chưa rõ ràng.

Có hơn 150 công ty cung ứng giải pháp fintech đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Ảnh: St

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, số lượng công ty cung ứng giải pháp fintech tăng nhanh chóng từ khoảng 40 công ty vào cuối năm 2016 lên đến hơn 150 công ty ở thời điểm hiện tại và tập trung hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng. Riêng trong lĩnh vực thanh toán, các công ty cung ứng giải pháp fintech chiếm tỷ trọng lớn với 34 tổ chức trung gian thanh toán đã được NHNN cấp giấy phép. Trong lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P lending), có khoảng 40 công ty cung ứng dịch vụ dưới hình thức dịch vụ công nghệ.

Về pháp lý, cơ chế quản lý chung và khuôn khổ pháp lý điều chỉnh đối với từng hoạt động fintech cụ thể chưa được đề cập tại bất kỳ văn bản pháp lý cụ thể nào. Các lĩnh vực fintech đang phát triển phổ biến tại một số quốc gia trên thế giới (như P2P lending, chia sẻ dữ liệu cá nhân, xác thực khách hàng điện tử, ứng dụng công nghệ blockchain…) bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, nhưng đều chưa được quy định quản lý tại các văn bản pháp lý chính thức.

Đơn cử như lĩnh vực P2P lending, pháp luật hiện hành chưa có quy định điều chỉnh trực tiếp và cũng không cấm trừ trường hợp hoạt động này được xác định là hoạt động ngân hàng và hiện áp dụng theo các quy định của Bộ luật Dân sự.

Vì vậy, theo NHNN, nếu cơ quan quản lý tại Việt Nam không có chính sách phù hợp, khiến các công ty này hoạt động tự do, cạnh tranh bất bình đẳng tại Việt Nam thì có thể để lại hệ lụy cho nền kinh tế rất lớn. Do đó, việc ban hành Nghị định quy định cơ chế thử nghiệm fintech trong lĩnh vực ngân hàng rất được cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực này mong đợi.

Theo Dự thảo Nghị định, có 7 lĩnh vực mà fintech được tham gia cơ chế thử nghiệm, gồm: thanh toán; tín dụng; cho vay ngang hàng (P2P lending); hỗ trợ định danh khách hàng; giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API); các giải pháp ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo như blockchain…; các dịch vụ khách hỗ trợ hoạt động ngân hàng.

Tại Dự thảo Nghị định vừa được NHNN công bố, nội dung đáng chú ý là các tiêu chí tham gia cơ chế thử nghiệm fintech. Các tiêu chí này chú trọng tính đổi mới sáng tạo, kiểm soát rủi ro và tính khả thi, song không có chỉ tiêu định lượng rõ rệt.

Bình luận về cách thức xây dựng nội dung như trên, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, nên cải thiện điều này bởi theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, các tiêu chí, quy định phải rõ ràng, có khả năng định lượng, từ đó mới tăng tính khả thi và minh bạch trong quá trình thực hiện.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ Nexttech cho rằng, các tiêu chí quá chung chung, định tính, đặc biệt, tiêu chí “không hoặc ít có khả năng gây ra tác động xấu tới các tổ chức tài chính nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung” là không hợp lý.

“Thực tế, nhiều giải pháp fintech đang cạnh tranh với dịch vụ ngân hàng, mang lại chất lượng tốt hơn với chi phí hợp lý hơn. Do đó, đọc tiêu chí này tôi hiểu là muốn hạn chế sự tác động của các dịch vụ này với ngành ngân hàng, song rất khó xác định thế nào là tác động xấu. Trong nhiều trường hợp, sự cạnh tranh như vậy sẽ góp phần đẩy mạnh chất lượng dịch vụ và người tiêu dùng sẽ hưởng lợi.”, ông Bình nói.

Mặt khác, vị Chủ tịch Nexttech cho rằng quy định thử nghiệm cần hướng tới việc hỗ trợ, nuôi dưỡng các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam để chúng ta có thế hệ doanh nghiệp có thể cạnh tranh được với các nước khác trong giai đoạn tới.

Còn theo Luật sư Trương Thanh Đức, ban hành khung pháp lý thử nghiệm là việc cần làm nhanh để phù hợp với thực trạng và sự phát triển của thị trường, song phải đưa ra những quy định, hàng rào thật rõ ràng nhưng không gây khó khăn. “Làm chặt quá thì không khuyến khích phát triển, nhưng lĩnh vực này mà làm lỏng hoặc dễ dãi thì rất rủi ro, còn chung chung thì càng khó”, ông Đức nhấn mạnh.

Xuân Yến

—————–

Đấu thầu (Tài chính) 03-6-2020:

https://baodauthau.vn/tai-chinh/khong-de-xay-dung-hanh-lang-phap-ly-cho-fintech-130451.html

(150/898)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.712. Hàng loạt vụ mất tiền trên tài khoản,...

(KTĐT) - Dồn dập các vụ mất tiền trên tài khoản, rồi mất ở sổ...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,633