3.269. Tránh tạo thêm “luật làng”.

(SGGP) – Ủng hộ việc kiểm soát chặt chẽ dịch Covid-19, song Luật sư Trương Thanh Đức (Công ty Luật ANVI) cho rằng một số địa phương có phần cứng nhắc, thậm chí tùy tiện áp dụng các giải pháp ngược với chỉ đạo của Trung ương và trái với pháp luật hiện hành.

Luật sư Trương Thanh Đức (Công ty Luật ANVI)

Phóng viên: Thưa ông, trước phản ánh của lãnh đạo Hải Dương về việc hàng hóa, nông sản của tỉnh này không thể lưu thông vào Hải Phòng để kịp thời xuất khẩu (mặc dù Hải Dương đã áp dụng nhiều giải pháp đảm bảo yêu cầu phòng dịch cho hàng hóa cũng như người vận chuyển… ), ông có bình luận gì?

LS TRƯƠNG THANH ĐỨC: Từ chỗ cấm tiệt, Hải Phòng đã tự quy định là các xe chở hàng đến từ Hải Dương phải đáp ứng được một loạt điều kiện như có hợp đồng, đơn hàng cụ thể (nơi sản xuất, nơi giao hàng, nơi nhận hàng…), lái xe phải có kết quả xét nghiệm âm tính đối với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR và có giấy xác nhận của CDC Hải Dương trong thời gian 3 ngày gần nhất. Thực tế, với giấy xét nghiệm chỉ có hiệu lực trong 3 ngày, nhiều lái xe vừa xin xong được giấy xét nghiệm thì… hết thời gian vận chuyển, nếu lái xe ở Hải Phòng thì chở hàng xong về lại phải đi cách ly. Sau vài ngày bị kêu ca dữ dội thì lại tăng thời gian lên 5 ngày. Nhưng điều quan trọng, tôi không thấy có bất kỳ cơ sở pháp lý nào để địa phương cho ra những quy định ngăn cấm hết sức khắt khe. Những mệnh lệnh đó chỉ có thể đúng nếu như tất cả các quận, huyện, phường, xã của Hải Phòng đều là ổ dịch đều bị cách ly, phong tỏa. Cần phân biệt với các biện pháp chống dịch tương tự nhưng thuộc thẩm quyền và chủ quyền quốc gia, dựa trên cơ sở pháp lý cụ thể, rõ ràng.

Liệu Hải Phòng có giải thích được thắc mắc của người dân và doanh nghiệp rằng, tại sao rau quả gần như không qua được cảng Hải Phòng để xuất khẩu lại được bày bán khắp nơi ở Hà Nội? Tại sao lại chỉ chấp nhận kết quả xét nghiệm trong 3 hay 5 ngày? 

– Một trong những nguyên nhân là, Thủ tướng dù đã nhiều lần yêu cầu các địa phương không được “ngăn sông cấm chợ”, nhưng các bộ chức năng như Bộ Y tế, Bộ NN-PTNT vẫn chưa có những hướng dẫn cần thiết để vận chuyển hàng hóa an toàn, dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy siết. Đối với bà con nông dân Hải Dương, dịch không gây khó bằng chính sách bế quan, tỏa cảng của láng giềng. Thực ra tình trạng ngăn cấm vô lý không chỉ có duy nhất ở Hải Phòng, nhưng hành xử như thế là tốt cho chính quyền địa phương nhưng không vì cái chung. Đáng lẽ Hải Phòng, một địa phương có nhiều thế mạnh, cửa ngõ xuất khẩu, thì ngoài vì mình, còn phải “hy sinh” vì cả nước nữa.

Lập luận của Hải Phòng là để đảm bảo an toàn cho người dân địa phương trong tình huống đặc biệt, thưa ông?

– Đồng ý mục đích là tốt khi phải làm chặt chẽ, mạnh mẽ. Tôi rất ủng hộ quan điểm chống dịch như chống giặc, nhưng trong mọi trường hợp yêu cầu cao nhất không chỉ bảo vệ người dân, mà vẫn phải giữ vững nguyên tắc tuân thủ pháp luật và đòi hỏi chính đáng là không gây khó cho người dân, doanh nghiệp. Nên nhớ rằng đánh giặc hay chiến tranh trong thời đại này cũng đều có luật và phải tuân thủ luật. Có thể khuyến khích giết giặc nhưng nghiêm cấm giết tù binh.

Nếu tỉnh, thành nào cũng “đóng cửa” để bảo vệ nhân dân; vì thuận tiện cho mình mà phá bỏ nguyên tắc chung, thì 63 tỉnh thành, cả quốc gia và gần 100 triệu người dân sẽ phải ứng xử với pháp luật như thế nào?

– Không chỉ thời điểm có nguy cơ hiện nay, ngược về cả 1 năm trước, khi Hải Phòng chưa hề có một ca nhiễm Covid-19 nào cũng đã áp dụng những biện pháp rất cứng rắn. Điều đó không chỉ gây khó khăn nói chung, mà đã gây khó dễ cho chính đồng bào Hải Phòng. Rất nhiều người Hải Phòng không hề trong diện bị cách ly, có nguy cơ cao hay bị các tỉnh thành khác hạn chế đi lại nhưng cũng đã không thể về thăm gia đình, người thân trong dịp Tết vừa qua.

Chỉ được phép ngăn cản quyền tự do đi lại bằng luật, được cụ thể hóa bằng những văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền trung ương áp dụng chung, chứ không thể dùng “luật tỉnh” hay “lệ làng”. Chúng ta đã có đủ luật để đối phó với dịch bệnh nguy hiểm. Trong trường hợp này, luật không cho phép địa phương mở rộng cách ly tràn lan. Tại sao Hà Nội, TPHCM không làm như Hải Phòng lâu nay để bảo vệ sự an toàn cho người dân? Chính phủ có trách nhiệm cao nhất với tính mạng, sức khỏe của nhân dân tại sao không yêu cầu 63 tỉnh, thành hành động như Hải Phòng để đối phó với dịch bệnh nguy hiểm? Kể cả tình trạng dịch bệnh xảy ra đặc biệt nguy hiểm đến mức nào, thì chúng ta cũng đã có pháp luật điều chỉnh. Mức cao nhất là áp dụng tình trạng khẩn cấp.

Cuối cùng, tôi muốn nói rằng trong một Nhà nước pháp quyền trong bất kỳ tình huống nào vẫn phải tuân thủ pháp luật và không được phép tồn tại tình trạng phép vua thua lệ làng.

Ông có thể nói rõ thêm về việc áp dụng tình trạng khẩn cấp?

– Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp đã được ban hành năm 2000, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010. Khi trong cả nước hoặc nhiều địa phương có thảm họa lớn do thiên nhiên hoặc con người gây ra, có dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước và tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân hoặc có tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp để áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm kịp thời ngăn chặn, hạn chế và khắc phục hậu quả xảy ra, nhanh chóng ổn định tình hình. Khi đó mới được quyền áp dụng các biện pháp đặc biệt vượt qua những giới hạn thông thường. Tuy nhiên, nó vẫn tuân thủ quy định của pháp luật, chứ không thể nằm ngoài pháp luật. Để tránh gây khó khăn cho thực tiễn nhằm ứng phó đúng luật và có hiệu quả cao nhất với những thảm họa như đại dịch đã xảy ra hơn một năm qua, đã đến lúc cần gấp rút sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và nâng cấp Pháp lệnh trên thành luật.

ANH THƯ thực hiện

Sài Gòn Giải phóng (Xã hội) 26-02-2021:

https://www.sggp.org.vn/tranh-tao-them-luat-lang-715658.html

(1.068/1.282)

——————-

Tránh tạo ra thêm những “luật làng”

Ủng hộ việc kiểm soát chặt chẽ dịch Covid-19, song Luật sư Trương Thanh Đức (Công ty Luật ANVI) cho rằng một số địa phương đã có phần cứng nhắc, thậm chí đã tuỳ tiện áp dụng các giải pháp ngược với chỉ đạo của Trung ương và trái trái pháp luật hiện hành.

 

* PV: Thưa ông, trước phản ảnh của lãnh đạo Hải Dương về việc hàng hoá, nông sản của tỉnh này không thể lưu thông vào Hải Phòng để kịp thời xuất khẩu (mặc dù Hải Dương đã áp dụng nhiều giải pháp đảm bảo yêu cầu phòng dịch cho hàng hoá cũng như người vận chuyển… ), ông có bình luận gì?

* LS TRƯƠNG THANH ĐỨC: Từ chỗ cấm tiệt, Hải Phòng đã tự quy định là các xe chở hàng đến từ Hải Dương phải đáp ứng được một loạt điều kiện như có hợp đồng, đơn hàng cụ thể (nơi sản xuất, nơi giao hàng, nơi nhận hàng…), lái xe phải có kết quả xét nghiệm âm tính đối với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR và có giấy xác nhận của CDC Hải Dương trong thời gian 3 ngày gần nhất. Thực tế, thì với giấy xét nghiệm chỉ có hiệu lực trong 3 ngày, nhiều lái xe vừa xin xong được giấy xét nghiệm thì… hết thời gian vận chuyển, nếu là lái xe ở Hải Phòng thì chở hàng xong về lại phải đi cách ly. Sau vài ngày bị kêu ca dữ dội thì lại tăng thời gian lên 5 ngày.

Nhưng điều quan trọng là, tôi không thấy có bất kỳ cơ sở pháp lý nào để địa phương cho ra những quy định ngăn cấm hết sức khắt khe. Những mệnh lệnh đó chỉ có thể đúng nếu như tất cả các quận, huyện, phường, xã của Hải Phòng đều là ổ dịch đều bị cách ly, phong tòa. Cần phân biệt với các biện pháp chống dịch tương tự nhưng thuộc thẩm quyền và chủ quyền quốc gia, dựa trên cơ sở pháp lý cụ thể, rõ ràng.

Liệu Hải Phòng có giải thích được thắc mắc của người dân và doanh nghiệp rằng, tại sao rau quả gần như không qua được cảng Hải Phòng để xuất khẩu lại được bày bán khắp nơi ở Hà Nội? Tại sao lại chỉ chấp nhận kết quả xét nghiệm trong 3 hay 5 ngày?

Một trong những nguyên nhân là, Thủ tướng dù đã nhiều lần yêu cầu các địa phương không được “ngăn sông cấm chợ”, nhưng các bộ chức năng như y tế, nông nghiệp vẫn chưa có những hướng dẫn cần thiết để vận chuyển hàng hóa an toàn, dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy xiết. Đối với bà con nông dân Hải Dương, dịch không gây khó bằng chính sách bế quan, tỏa cảng của láng giềng.

Thực ra tình trạng ngăn cấm vô lý không chỉ có duy nhất ở Hải Phòng, nhưng  hành xử như thế là tốt cho chính quyền địa phương nhưng không vì cái chung. Đáng lẽ Hải Phòng là một địa phương có nhiều thế mạnh, là cửa ngõ xuất khẩu, thì ngoài vì mình, còn phải “hy sinh” vì cả nước nữa.

* Lập luận của Hải Phòng là để đảm bảo an toàn cho người dân địa phương trong tình huống đặc biệt, thưa ông?

* Đồng ý mục đích là tốt khi phải làm chặt chẽ, mạnh mẽ. Tôi rất ủng hộ quan điểm “chống dịch như chống giặc”, nhưng trong mọi trường hợp yêu cầu cao nhất không chỉ bảo vệ người dân, mà vẫn phải giữ vững nguyên tắc tuân thủ pháp luật và đòi hỏi chính đáng là không gây khó cho người dân, doanh nghiệp. Nên nhớ rằng đánh giặc hay chiến tranh trong thời đại này cũng đều có luật và phải tuân thủ luật. Có thể khuyến khích giết giặc nhưng nghiêm cấm giết tù binh.

Nếu tỉnh, thành nào cũng “đóng cửa” để “bảo vệ nhân dân” thì nước ta sẽ là một nhà nước liên bang, có 63 “tiểu vương quốc” hay lãnh thổ tự trị? Nếu vì có lợi hay thuận tiện cho mình mà phá bỏ nguyên tắc chung, thì 63 tỉnh thành, cả quốc gia và gần 100 triệu người dân sẽ phải ứng xử với pháp luật như thế nào?

Không thỉ thời điểm có nguy cơ hiện nay, ngược về cả 1 năm trước, khi Hải Phòng chưa hề có một ca nhiễm COVID-19 nào cũng đã áp dụng những biện pháp rất cứng rắn. Điều đó không chỉ gây khó khăn nói chung, mà đã gây khó dễ cho chính đồng bào Hải Phòng. Rất nhiều người Hải Phòng không hề trong diện bị cách ly, có nguy cơ cao hay bị các tỉnh thànha khác hạn chế đi lại nhưng cũng đã không thể về thăm gia đình, người thân trong dịp Tết vừa qua.

Chỉ được phép ngăn cản quyền tự do đi lại bằng luật, được cụ thể hóa bằng những văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền trung ương áp dụng chung, chứ không thể dùng “luật tỉnh” hay “lệ làng”. Chúng ta đã có đủ luật để đối phó với dịch bệnh nguy hiểm. Khoản 1, Điều 49 về “Tổ chức cách ly y tế”, Luật Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định: “Người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly”.

Trong trường hợp này, luật không cho phép địa phương mở rộng cách ly tràn lan. Tại sao Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh không làm như Hải Phòng lâu nay để bảo vệ sự an toàn cho người dân? Chính phủ có trách nhiệm cao nhất với tính mạng, sức khỏe của nhân dân tại sao không yêu cầu 63 tỉnh, thành hành động như Hải Phòng để đối phó với dịch bệnh nguy hiểm?

Kể cả tình trạng dịch bệnh xảy ra đặc biệt nguy hiểm đến mức nào, thì chúng ta cũng đã có pháp luật điều chỉnh. Mà cao nhất là áp dụng tình trạng khẩn cấp.

 

* Ông có thể nói rõ thêm về việc áp dụng tình trạng khẩn cấp?

* Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp đã được ban hành bào năm 2000, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010. Khi trong cả nước hoặc nhiều địa phương có thảm họa lớn do thiên nhiên hoặc con người gây ra, có dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước và tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân hoặc có tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp để áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm kịp thời ngăn chặn, hạn chế và khắc phục hậu quả xảy ra, nhanh chóng ổn định tình hình.

Khi đó mới được quyền áp dụng các biện pháp đặc biệt vượt qua những giới hạn thông thường. Tuy nhiên, nó vẫn tuân thủ quy định của pháp luật, chứ không hề nằm ngoài pháp luật.

Để tránh gây khó khăn cho thực tiễn nhằm ứng phó đúng luật và có hiệu quả cao nhất với những thảm họa như đại dịch đã xảy ra hơn một năm qua, đã đến lúc cần gấp rút sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và nâng cấp Pháp lệnh trên thành luật.

Cuối cùng, tôi muốn nói rằng trong một Nhà nước pháp quyền trong bất kỳ tình huống nào vẫn phải tuân thủ pháp luật và không được phép tồn tại tình trạng phép vua thua lệ làng.

* Xin cảm ơn ông!

 

ANH THƯ thực hiện

(Bảo Vân)

 

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.730. Ra mắt cuốn “cẩm nang” tra cứu về pháp...

(ND) - Cuốn sách “Cẩm nang pháp luật ngân hàng (Nhận diện những vấn...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.277. Tìm hiểu kỹ về hợp đồng tín dụng

(FE) - Livetream: Finace explorers – Hiểu tiền bớt phiềnTập 6: Những...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,311