86. Lý lịch kinh doanh.

(ANVI) – Luật Doanh nghiệp 2014 bên cạnh rất nhiều điểm mới tích cực đáng ghi nhận thì cũng còn có những điểm thụt lùi đáng tiếc.

Điển hình là việc Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền yêu cầu người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp (Điều khoản 18.21)[1].

Thế là những thủ tục chặt chẽ khắt khe từ thuở xa xưa, đã được khai tử trong 2 Luật Doanh nghiệp 1999 và 2005 gần đây, nay tự dưng sống dậy. Điều bất thình lình này đã được nhét vào dự luật ở phút thứ 89. Đến nỗi chính cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng khóc thét và giãy đành đạch phản đối mà không được.

Theo quy định tại Luật Lý lịch tư pháp, thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp là 10, tối đa là 20 ngày. Thực tế còn lâu hơn nữa, nhất là đối với trường hợp cư trú lòng vòng ở nhiều tỉnh thành. Như vậy, thành tích rút ngắn thời hạn gia nhập thị trường có được thưởng gấp đôi?.

Có chăng, chỉ một số lĩnh vực, ngành nghề nhạy cảm, rắc rối, phức tạp, kiểu nghề làm tiền như ngân hàng, chuyên cãi cọ như luật sư, luôn chứa chấp như nhà trọ, dễ quá đà như đòi nợ,… thì mới cần xét kỹ lý lịch.

Quan trọng nhất là bắt để làm gì? Chỉ thấy rõ là trái ngược với quan điểm đổi mới, chuyển chọn cho thành chọn bỏ, chuyển tiền kiểm thành hậu kiểm.

Ngày 04-02-2015

[1] Điều này tiếp tục được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.281. Ông Trần Quí Thanh nhận thức hành vi của...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,154