908. Vẫn còn nỗi lo nợ xấu

(HQ) – Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến cuối tháng 9-2015, tỷ lệ nợ xấu đã được kiểm soát và ở mức 2,93% tổng dư nợ. Tuy nhiên, con số cụ thể về nợ xấu tại các ngân hàng lại đang dấy lên những nghi ngờ về việc xử lý nợ.

Mặc dù lợi nhuận quý III tăng cao, nhưng nợ xấu vẫn còn là nỗi lo của các ngân hàng. Ảnh: Hữu Linh

Báo cáo tài chính quý III của một số ngân hàng lớn tại Việt Nam cho thấy mặc dù doanh thu lợi nhuận tăng mạnh nhưng tình hình các khoản nợ có khả năng mất vốn có chiều hướng gia tăng.

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đang “ôm” số nợ có khả năng mất vốn cao nhất, lên tới 5.178 tỷ đồng, tăng 38,7% so với thời điểm cuối năm 2014. Đó là chưa kể tới các khoản nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ đều tăng cao, đẩy tổng nợ xấu của ngân hàng này lên 11.460 tỷ đồng, cao hơn so với tổng số 8.881 tỷ đồng vào năm 2014.

“Ông lớn” tiếp theo cũng có số nợ xấu khủng là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) với số nợ có khả năng mất vốn là hơn 4.887 tỷ đồng, tăng khoảng 38% so với năm 2014.

Cùng với đó, báo cáo của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) cũng cho thấy, nợ có khả năng mất vốn hiện có hơn 2.640 tỷ đồng, cao hơn so với con số 2.050 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2014.

Đặc biệt, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với số nợ có khả năng mất vốn ở mức hơn 1.560 tỷ đồng, nhưng so với số nợ tính đến cuối năm 2014 là 515 tỷ đồng, thì số nợ đến thời điểm này cao gần gấp 3 lần, trong chưa đầy 1 năm.

Nhìn chung trong báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại vừa công bố, xét về tỷ lệ giữa tổng dư nợ với số lượng nợ xấu thì toàn bộ tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức dưới 3% như mục tiêu đã đề ra. Nguyên nhân ở đây là do các ngân hàng đang đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cho vay dịp cuối năm, vì thế, tỷ lệ giảm nhưng con số lại tăng lên.

Nhận xét về tình trạng này, theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam), Giám đốc Công ty Luật ANVI, về mặt lý thuyết, tổng dư nợ tăng thì số nợ sẽ tăng tương ứng. Tuy nhiên, trên thực tế, con số này có thực chất hay không thì cần phải xem xét. Bởi hiện nay, nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng và người đi vay thực hiện phương thức đáo hạn, đảo nợ, xử lý, tái cơ cấu lại nợ để chuyển từ nợ quá hạn thành chưa đến hạn, chuyển từ nợ xấu thành nợ chưa xấu lắm. Các dư nợ cứ quay vòng, nợ gốc chưa trả được lại cộng thêm nợ lãi nên tổng dư nợ tăng lên.[1]

Từ thực trạng này, Luật sư Trương Thanh Đức cảnh báo, qua nhiều lần tái cơ cấu và đảo nợ như vậy, những khoản nợ thuộc nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý có nguy cơ “bục” ra thành nợ xấu. Do đó, không loại trừ khả năng nợ xấu sẽ tăng cao hơn trong năm 2016, và tỷ lệ nợ xấu trong số tổng dư nợ sẽ là con số không nhỏ.

Hương Dịu

——————————————

Hải quan (Kinh tế) 26-11-2015:

http://www.baohaiquan.vn/Pages/Van-con-noi-lo-no-xau.aspx

(211/640)

[1] Dẫn lời sai sót, nhầm lẫn.

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.279. Tình trạng thuê người mua ngoại tệ: Cần...

(HNM) - Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng đăng tin tìm...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,720