934. Đánh đổi uy tín vì lợi nhuận trước mắt

(VOV TV) – Đánh đổi uy tín vì lợi nhuận trước mắt

 

Phóng sự 1: Người tiêu dùng quay về chợ truyền thống!

MC: Chọn siêu thị mua rau an toàn với giá cao, vậy mà người tiêu dùng vẫn bị lừa ngoạn mục. Rau mua chợ đầu mối rồi dán mác rau an toàn đạo đức, với cách thức này, HTX rau an toàn đạo đức ở huyện Đông Anh TPHN  đã nghiễm nhiên được hưởng lợi từ việc làm gian dối này.  Vậy người tiêu dùng đã ứng xử như thế nào khi trở thành người bị hại?

Chị Miên sinh sống tại Vân Nội – Đông Anh Hà Nội, nhà chị có nghề trồng rau vì vậy chị kiêm luôn công việc buôn bán rau từ Đông Anh về bán tại chợ Tứ Liên TPHN. Dù là bán rau Vân Nội nhưng không đưa được vào siêu thị nên rau của chị chỉ có mức thu bằng các loại rau thông thường khác, chưa kể người tiêu dùng luôn nghị ngại rau chị bán. Là người buôn bán nhiều năm, hơn ai hết chỉ hiểu rõ nguồn gốc rau siêu thị chiếm một phần không nhỏ từ các chợ đầu mối như Vân Trì quê chị. Có câu chuyện này là do siêu thị đã quá tin vào nhà cung cấp rau.

“Chị Miên phát biểu lấy đâu rau sạch cung cấp đủ cho siêu thị….”

Siêu thị chỉ đặt niềm tin vào nhà cung cấp, không có sự kiểm tra giám sát, nhà cung cấp vì lòng tham và sự dễ dãi của hệ thống siêu thị vậy là họ sẵn sàng nhập thêm rau ở chợ đầu mối để làm phong phú các mặt hàng và đủ đơn hàng khi siêu thị đặt. Trong khi đó những người bán rau chân chính tại chợ truyền thống như chị Miên phải chấp nhận hạ giá bán để cạnh tranh với rau siêu thị. Đúng là người làm giả thì ăn thật mà người làm thật thì thiệt thòi.

“1 Người bán và người mua phát biểu phải xử phạt nặng đối tượng là gian dối”

Người tiêu dùng chẳng còn biết tin vào đâu, khi mà chấp nhận bỏ tiền mua rau an toàn giá cao  nhưng thực tế vẫn là rau xanh ở chợ, không kiểm soát chất lượng. Thôi thì thà đặt niềm tin vào những người cung cấp rau nhỏ lẻ ở chợ còn hơn bị lừa mà cứ tưởng mình thông thái. Quay lại chợ truyền thống đó là cách mà một bộ phận người tiêu dùng chẳng thể tin nhà buôn lớn, đó là hệ thống siêu thị.

Khách mời: Ông Trương Thanh Đức

Trọng tài viên VIAC (Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam)

  1. Vụ rau đạo đức gắn mua rau chợ đầu mối gắn mác rau an toàn để hưởng lợi là vụ thứ 2 sau vụ HTX Bắc hồng ở huyện Đông Anh TPHN lừa người tiêu dùng, vậy theo ông phải chăng đây có phải chăng là sự coi thường pháp luật?

Coi thường pháp luật, coi thường sức khoẻ, coi thường tính mạng.

Đạo đức mà vô đạo đức, huỷ hoại giống loài, là tội ác lớn.

  1. Phải chăng thiếu hành lang pháp lý cho việc giám sát hoạt động kinh doanh của hệ thống siêu thị, chính vì vậy mới xảy ra liên tiếp 2 vụ việc trên thưa ông?

Không chỉ thiếu hành lang pháp lý giám sát siêu thị mà thiếu giám sát mọi thứ về an toàn thực phẩm.

Đặc biệt là thiếu biện pháp giám sát của siêu thị đối với nhà cung cấp.

  1. Nhiều quan điểm cho rằng cần phải xử lý mạnh tay với đối tượng buôn bán gian lận, lừa đảo người tiêu dùng, như vậy mới tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh, vậy quan điểm của ông thế nào?

Người tiêu dùng chỉ biết tin vào siêu thị, nhưng siêu thị thì không thể chỉ biết tin vào nhà cung cấp.

Cần xử lý rất nghiêm khắc, cả nhà cung cấp và siêu thị. Không chỉ là gian lận, lừa đảo bình thường, mà là đầu độc sức khoẻ, tính mạng là vốn quý nhất của con người, của xã hội. Nguy hiểm chẳng khác nào tội giết người.

Đánh mất thương hiệu chỉ vì ham lợi!

MC: Dù rau an toàn đạo đức đã vào được hàng loạt hệ thống siêu thị lớn như Intimex, Fivimart, Lottemart và cũng đã có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng, vậy mà chỉ vì lợi nhuận trước mắt, thương hiệu rau an toàn đạo đức trong chốc lát đã tự loại mình ra khỏi cuộc chơi đầy tiềm năng đó là thị trường thực phẩm an toàn.

Sau sự việc rau an toàn đạo đức huyện Đông Anh Hà Nội bị phanh phui vì nhập rau chợ đầu mối gắn mác rau an toàn cung cấp siêu thị cho tới ngày hôm nay tất cả hệ thống siêu thị Intimex, Fivimart, Lottemart đã sạch bóng rau đạo đức. Thay vào đó một HTX rau an toàn khác ở huyện Đông Anh, rau sạch ở Văn Giang Hưng Yên, rau Đà Lạt. Tuy nhiên, lượng người mua rau ở siêu thị đã giảm hẳn.

            “Khách hàng phát biểu không biết còn tin ai?

Bên cạnh một số loại rau ở  Fivimart, Lottemart gắn nhãn mác nơi sản xuất thì một số củ quả củ như su hào, hành tây, cà chua đã để trống nguồn gốc rau, nếu có cũng chỉ chung chung xuất xứ rau Việt Nam. Những kiểu kinh doanh lập lờ, trốn tránh trách nhiệm này cũng chẳng khác lừa người tiêu dùng trắng trợn hơn, bởi người tiêu dùng vào mua rau ở siêu thị đồng nghĩa họ tìm tới sự bảo lãnh rau an toàn, nếu không họ mua ở chợ vừa rẻ vừa tươi.

“Người tiêu dùng phát biểu”

Từ một vùng trồng rau nổi tiếng áp ụng tiến bộ kỹ thuật đảm bảo an toàn nay sau 2 vụ HTX rau Bắc Hồng, gần đây là rau an toàn đạo đức huyện Đông Anh- TPHN đánh lừa người tiêu dùng , người trồng rau ở Vân Nội Đông Anh đang khốn đốn vì rau an toàn khó vào siêu thị, bếp ăn tập thể chỉ vì đánh mất niềm tin với người tiêu dùng. Ngược lại sau nhiều vụ tai tiếng, một số siêu thị đã nhập trực tiếp rau, củ quả, chỉ có điều nguồn gốc sản xuất thì cũng chẳng ai rõ?

  1. Ông nghĩ gì về kiểu kinh doanh của mô hình HTX rau an toàn ở Đông Anh hiện nay?

Là kiểu bất chấp pháp luật, vô lương tâm, lừa đảo, không thể chấp nhận, sẽ phá sản.

  1. Tham nhỏ, bỏ lớn trong kinh doanh liệu có giúp nhà nông phát triển theo hướng sản xuất công nghiệp được không thưa ông?

Điều này thì quá rõ, làm hại không chỉ chính nơi đó, mà còn làm hại cả ngành nông nghiệp, đặc biệt là những người kinh doanh rau sạch chân chính.

Như vậy thì không có cơ hội để có thể có thị trường, có tín nhiệm để có thể phát triển làm ăn lớn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại.

  1. Vì lợi nhuận người trồng rau sẵn sàng bỏ thuốc kích thích tăng trưởng, nhà buôn sẵn sàng lừa bạn hàng để bán rau không an toàn thành rau an toàn, vậy sự thiếu đạo đức trong canh tác và buôn bán này sẽ dẫn tới những hệ lụy gì thưa ông?

Người tiêu dùng thì bị đầu độc, mất lòng tin, lo lắng, hoảng sợ. Người trồng, người kinh doanh thì mất thị phần, không bán được hàng, bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí là hình sự.

  1. Từ câu chuyện thủy hải sản, nông sản thời gian qua của Việt Nam bị trả về vì không tuân thủ quy trình chăn nuôi an toàn ông suy ngẫm gì về một nền nông nghiệp sạch và tăng doanh thu từ xuất khẩu nông nghiệp ở Việt Nam?

Người tiêu dùng: Cần tẩy chay.

Nhà nước: Cần trừng trị mạnh mẽ và khuyến khích phát triển nông nghiệp. Một trong những nguyên nhân là chính sách cấm đoán tích tụ, tập trung ruộng đất, nên làm ăn manh mún, nhỏ lẻ.

Doanh nhân: Với dân số trên 90 triệu, thu nhập không ngừng được nâng cao, nhu cầu thực phẩm sạch là rất lớn. Đó là cơ hội cho những người làm ăn chân chính và các doanh nhân lớn khai thác mảnh đất này.

MC: Người tiêu dùng giờ chỉ còn cách thắp đuốc tìm rau an toàn, bởi rau sạch hay không sạch chẳng thể kiểm chứng ở đâu? Khi mà tâm lý kinh doanh còn theo kiểu tham nhỏ bỏ lớn như hiện nay, Việt Nam khó có thể hội nhập sâu rộng vào thế giới, đồng nghĩa với đó người Việt chúng ta tự biến cơ hội thành thách thức khi Việt Nam là thành viên chính thức cuả TPP.

———————————————-

VOV TV (S Hôm nay) 24-12-2015:

http://vovtv.vov.vn/s-hom-nay/s-hom-nay-24122015-c53-15149.ápxq

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.281. Ông Trần Quí Thanh nhận thức hành vi của...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,172