982. Nhắc DN không cho vay ‘tín dụng đen’

(PL) – Các DN muốn hoạt động cho vay phải đăng ký và phải được phép của Ngân hàng Nhà nước.

Sở KH&ĐT TP Đà Nẵng vừa có văn bản nhắc nhở hơn 100 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn, yêu cầu các DN này phải hoạt động đúng ngành nghề kinh doanh đã thông báo.

Được biết trước hoạt động cho vay tín dụng trái luật đang diễn ra, UBND Đà Nẵng yêu cầu các ngành chức năng kiểm tra các DN cho vay trái phép.

Sau đó, Sở KH&ĐT đã yêu cầu 154 DN phải hoạt động đúng ngành nghề kinh doanh. Các DN này không được thực hiện hoạt động cho vay đáo hạn ngân hàng, hỗ trợ vay vốn, cho vay tiêu dùng… trái luật và chưa được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh. “DN nào cho vay trái luật sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định” – văn bản nêu.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở KH&ĐT, 154 DN này đăng ký dịch vụ cầm đồ, không có hoạt động cho vay và tín dụng. “Việc này là nhắc DN hoạt động đúng ngành nghề được cấp phép. Đối với các DN chưa được ngân hàng nhà nước và Sở KH&ĐT cấp phép hoạt động tín dụng thì không được hoạt động cho vay với bất cứ hình thức nào” – bà Nguyệt nhấn mạnh.

Theo bà Nguyệt, các DN muốn hoạt động cho vay phải đăng ký và phải được phép của Ngân hàng Nhà nước.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam), cho biết thêm, theo quy định, nghiệp vụ cho vay là một trong các “hoạt động ngân hàng” và phải được phép của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng hoạt động như thế nào, ở mức độ nào thì được xem là “hoạt động ngân hàng” thì chưa rõ ràng.

Hiện một số DN không phải là tổ chức tín dụng (TCTD) nhưng cho vay vốn thì có phải “hoạt động ngân hàng” không?

Theo luật sư Đức, Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) quy định dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng không phải nộp thuế VAT. Thông tư số 219/2013 của Bộ Tài chính còn hướng dẫn đó là hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, không phải là tổ chức tín dụng. “Như vậy, việc DN dùng vốn nhàn rỗi cho vay được Bộ Tài chính miễn thuế VAT, nghĩa là không cấm mà còn có tính chất khuyến khích” – luật sư Đức nói.

Cũng theo luật sư Đức, Luật Các TCTD và Luật Thuế VAT quy định nếu DN không cho vay thường xuyên hay là hoạt động chính thì không bị cấm. Ông nói: “Tôi biết có công ty có vốn dư nên thường xuyên cho nhân viên vay đến hàng chục tỉ đồng để mua nhà ở. Đấy là việc DN nên làm và xã hội nên khuyến khích chứ không nên cấm”.

Luật sư Đức cho rằng nếu DN cho nhiều người vay với số tiền lớn để thu lại lợi nhuận lớn hơn so với các hoạt động khác của DN thì đây là hoạt động cho vay thường xuyên, chuyên nghiệp. Đây là “hoạt động ngân hàng” là không được phép.

Việc cá nhân cho vay vốn không cần phải xin phép, cấp phép gì vì nó được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, mức lãi vay không được quá quy định.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp phép cho hoạt động cho vay của các TCTD chứ không cấp phép cho các tổ chức, cá nhân khác. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần giải thích rõ ràng thế nào là hoạt động cho vay không được phép để DN, cá nhân yên tâm cho vay và người đi vay cũng được lợi hơn khi có nhiều nguồn vốn để họ tiếp cận dễ dàng hơn.

Luật sư TRƯƠNG THANH ĐỨC

LÊ PHI – QUỲNH NHƯ

—————————————————–

Pháp luật TP HCM (Kinh tế) 03-3-2016

http://plo.vn/kinh-te/quan-ly-thi-truong/nhac-dn-khong-cho-vay-tin-dung-den-615165.html

(439/727)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.712. Hàng loạt vụ mất tiền trên tài khoản,...

(KTĐT) - Dồn dập các vụ mất tiền trên tài khoản, rồi mất ở sổ...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,634