993. MÔI GIỚI VAY VỐN: QUY ĐỊNH “HỔNG”, DOANH NGHIỆP LÃNH ĐỦ

(DĐDN) – Môi giới tiền tệ, môi giới vay vốn vẫn còn là một lĩnh vực khá hổng trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Vụ việc Giám đốc Cty TNHH Sản xuất, thương mại, dịch vụ Thiên Lộc Phú dưới vai trò môi giới vay vốn tổ chức quốc tế để lừa đảo doanh nghiệp là minh chứng cụ thể.

Đối với hoạt động môi giới tài chính, môi giới vay vốn, Ngân hàng Nhà nước cần có hướng dẫn một cách cụ thể và chi tiết.

Theo LS Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Chủ nhiệm câu lạc bộ pháp chế ngân hàng, trong 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Luật Đầu tư có nghề môi giới bảo hiểm, môi giới bất động sản không có môi giới vay vốn, môi giới tiền tệ.

Lợi dụng “khát vốn” của doanh nghiệp để lừa đảo

Trở lại vụ việc lợi dụng nhu cầu “khát vốn” của doanh nghiệp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo cơ quan tố tụng, bị can Phạm Ngọc Sơn đã mua lại Cty Thiên Lộc Phú từ tháng 10/2007 và đứng tên làm giám đốc kinh doanh. Kể từ khi tiếp quản Cty Thiên Lộc Phú, vị giám đốc này luôn khoe khoang về khả năng tìm nguồn vốn nước ngoài nhằm mục đích lừa đảo các cty “khát vốn”. Biết ông Nguyễn Đạo Thịnh – Tổng giám đốc Cty CP Vận tải xăng dầu Vipco (Cty thành viên của Tập đoàn Petrolimex) đang tìm nguồn vốn vay cho Cty nên đã “chắp mối” cho hai bên gặp nhau để bàn bạc.

Tại buổi làm việc, ông Sơn đã cho ông Thịnh xem bản hợp đồng bằng tiếng Anh đã làm giả trước đó, thể hiện ông Sơn có nguồn tiền 500 triệu USD để đầu tư.

Tin tưởng, ông Thịnh đã ký hợp đồng cùng ông Sơn với nội dung “Cty Thiên Lộc Phú có trách nhiệm thu xếp và cung cấp nguồn tài trợ 310 triệu USD cho Vipco sử dụng đầu tư các dự án. Vipco có trách nhiệm chuẩn bị vốn đối ứng 31 triệu USD…”. Sau một thời gian gửi tiền vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng, Cty Vipco đã chấp thuận giải tỏa 20,1 tỷ đồng cho ông Sơn. Đợi mãi không thấy nguồn vốn nước ngoài được giải ngân, Cty Vipco đã nhiều lần yêu cầu trả lại tiền nhưng ông Sơn luôn tìm cách khất lần.

Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, bị can Sơn đã chiếm đoạt 22 tỷ đồng.

Đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, người dân và DN cần biết rằng, muốn vay vốn thì điều đầu tiên là các điều kiện vay vốn phải đầy đủ.

Lỗ hổng pháp luật

Từ vụ việc trên, LS Trương Thanh Đức phân tích, mặc dù, môi giới vay vốn không được quy định trong Luật Đầu tư là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động môi giới vay vốn các tổ chức nước ngoài thường phải thông qua các cơ quan có nghiệp vụ như tổ chức tín dụng, ngân hàng.

Môi giới hay còn gọi là “cò”, những năm qua nở rộ như một nghề len lỏi vào các lĩnh vực từ bệnh viện, trường học đến các cơ quan thực hiện dịch vụ công như đăng ký xe, đăng ký trước bạ… Ngay cả hoạt động vay vốn các ngân hàng cũng có những “cò” dịch vụ đang làm ăn khá hiệu quả. Họ có thể lợi dụng mối quan hệ với các nhân viên, cán bộ ngân hàng để tạo ra các điều kiện nộp hồ sơ vay vốn rồi chia nhau hoa hồng. Người dân và doanh nghiệp thì muốn được vay vốn nhanh mà lại sợ hồ sơ không được hoàn thiện nên phải thông qua dịch vụ môi giới cho công việc chôi chảy.

Những năm gần đây hoạt động “cò” dưới hình thức này, hình thức kia vẫn tồn tại và gây nhức nhối trong xã hội. Thủ tục hành chính càng được cải thiện thì hoạt động “cò mồi” sẽ càng teo đi và ngược lại. Cũng theo LS Trương Thanh Đức, đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, người dân và doanh nghiệp cần biết rằng, muốn vay vốn thì điều đầu tiên là các điều kiện vay vốn phải đầy đủ. Hồ sơ vay vốn cần được đến chính những cơ quan cho vay nhờ hướng dẫn. Trên thực tế, ngân hàng cũng cần phải cho vay nên họ sẽ hướng dẫn miễn là người vay đủ điều kiện. Các ngân hàng luôn công khai các điều kiện vay vốn để mọi tổ chức, cá nhân có thể tìm hiểu.

Riêng về hoạt động môi giới tài chính, môi giới vay vốn, Ngân hàng Nhà nước cần có hướng dẫn một cách cụ thể và chi tiết. Thực tế, môi giới vay vốn giữa doanh nghiệp trong nước với các tổ chức nước ngoài là một loại dịch vụ nên cho phép hoạt động chuyên nghiệp. Mô hình dịch vụ này có thể bổ sung là một loại hình kinh doanh có điều kiện.

Bá Tú

—————————————————————–

Diễn đàn Doanh nghiệp (Pháp luật) 12-3-2016:

http://enternews.vn/moi-gioi-vay-von-quy-dinh-hong-doanh-nghiep-lanh-du.html

(468/903)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Luận cứ bào chữa cho 3 bị cáo vụ Tân...

Chuẩn bị 3 phương án hoàn toàn khác nhau: Phương án 1 là 1 mất 1...

Phỏng vấn 

4.281. Ông Trần Quí Thanh nhận thức hành vi của...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,404