1.274. Nhiều chiêu lừa đảo qua tài khoản ngân hàng

(TP) – “Dịch vụ càng hiện đại, tiện lợi thì rủi ro càng lớn. Mình ngồi một chỗ rút tiền, giao dịch được qua tài khoản thì bọn tội phạm cũng có thể lợi dụng để chiếm đoạt tiền” – luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng, nói.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Những ngày qua, dư luận xôn xao về thông tin chị Hoàng Thị Na Hương (ở Hà Nội) bỗng “bốc hơi” 200 triệu đồng trong tài khoản mở tại Vietcombank. Đây không phải trường hợp đầu tiên khách hàng mất tiền trong tài khoản dù không thực hiện giao dịch.

Tháng 4/2016, chị H.N. (ở Hà Nội) cũng bị mất 2 triệu đồng trong tài khoản thẻ visa debit. Theo đó, đang bế con ở nhà, chị N. nhận được tin nhắn qua điện thoại  “Số dư tài khoản 049… thay đổi – 2,046,363 VND… VISA-DEBIT GATEWAY…”. Sau khi kiểm tra, phía ngân hàng cho biết số tiền trên dùng để thanh toán cho phần mềm chơi game mà chị N. lần đầu nghe tên, chưa hề sử dụng. Tương tự, chị H.L (ở Hà Nội) cho biết, sau khi mua hàng trên Amazon, web đã trừ 110 USD trong tài khoản của chị nhưng 2 ngày sau lại có tin nhắn báo trừ 100 USD nữa, rất may thẻ không đủ tiền.

Trở lại việc của chị Hương, phía Vietcombank cho rằng, một phần lỗi thuộc về chị Hương khi để người ngoài có được thông tin về mã thẻ, mật khẩu và đặc biệt là mã xác thực OTP tài khoản của mình. Vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục làm rõ.

Trao đổi với PV, luật sư Trương Thanh Đức (Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng) cho rằng, hợp lý nhất là ngân hàng chịu trách nhiệm một phần thiệt hại của khách, song cũng cần phải xem chị Hương đã biết rủi ro khi sử dụng phần mềm của Vietcombank hay không, nếu biết mà vẫn chấp nhận sử dụng thì chị Hương phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Ông Đức cho biết thêm, đây không phải trường hợp hiếm gặp, nhất là công nghệ thẻ hiện nay tính an toàn chỉ tương đối, rủi ro vẫn có nhưng trong chừng mực chấp nhận được.

Tù tội

Ngày 15/8, TAND TP Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Kim Trung (SN 1988, ở Bắc Giang) 12 năm tù về tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Trung vốn là sinh viên ngành công nghệ và học được cách kiếm tiền bất chính thông qua hình thức mua thông tin thẻ tín dụng. Đối tượng dùng những tài khoản đánh cắp được để mua hàng ở nước ngoài rồi bán lại sau đó chuyển tiền về Việt Nam. Trong vụ án, có ít nhất 3 tài khoản tại ngân hàng Vietcombank trở thành công cụ kiếm tiền cho bọn tội phạm.

Tổng cộng, Trung và đồng phạm đã chuyển đến 2 tài khoản Vietcombank khoảng 1,7 tỷ đồng và dùng 1 tài khoản khác để giao dịch với số tiền hơn 7 tỷ đồng. Trong đó,Trung hưởng lợi 15% số tiền thu lời bất chính. Đặc biệt, chủ của 3 tài khoản trên đều không biết những giao dịch trên. Cơ quan điều tra cũng xác định họ không tham gia chiếm đoạt tiền qua thẻ tín dụng nên không có căn cứ xử lý.

Bỗng dưng mắc nợ ngân hàng

Ngày 29/7, TAND TP Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Anh Tuấn (SN 1977, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) 11 năm tù vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuấn vốn là nhân viên ngân hàng Techcombank nên nắm rõ quy trình vay vốn và kẽ hở trong việc xác minh hồ sơ vay vốn tại các ngân hàng. Đối tượng đã sử dụng hồ sơ của người có nhu cầu mở thẻ vay vốn tại các ngân hàng khác nhau để lập tài khoản vay tiền nhưng thay vào hồ sơ số điện thoại của mình. Khi nhân viên ngân hàng duyệt hồ sơ vay vốn, chuyển tiền vào các tài khoản trên thì đồng thời cũng thông báo tới điện thoại của Tuấn nên đối tượng nhanh chóng rút về chi tiêu.

Tổng cộng, Tuấn đã dùng hồ sơ tín dụng của 3 khách hàng chiếm đoạt hơn 605 triệu đồng tại các ngân hàng Shinan, Techcombank, HSBC, Citiban. Các chủ hồ sơ trên đều không biết việc làm của Tuấn. Họ chỉ tá hỏa phát hiện khi nhận được thông báo nợ từ phía ngân hàng.

Xuân Ân

——————

Tiền phong (Pháp luật) 18-8-2016:

https://tienphong.vn/nhieu-chieu-lua-dao-qua-tai-khoan-ngan-hang-post894843.tpo

(163/809)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.710. Sự cố VNDirect: Ai sẽ chịu trách nhiệm khi...

(VOV.VN) - Ngày thứ 3 kể từ thời điểm tạm dừng hoạt động, hệ thống...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,619