1.311. Nhiều lỗ hổng quản lý trong vụ khách tố mất tiền tỷ tại VPBank

Những diễn biến tiếp theo của vụ việc khách hàng báo mất 26 tỷ đồng trong tài khoản của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Cụ thể trong nội dung phản ánh với báo giới của bà Trần Thị Thanh Xuân – đại diện pháp luật của Công ty Quang Huân thì, cuối tháng 3/2015, khách hàng của Quang Huân đã thanh toán tiền mua nông sản cho công ty này số tiền 26 tỷ đồng.

Khoảng tháng 7/2015, bà Xuân đến VPBank rút tiền thì mới tá hỏa phát hiện số tiền này đã ‘không cánh mà bay’, trong tài khoản của công ty chỉ còn lại vài trăm ngàn đồng.

Vụ việc liên quan đến cáo buộc của Công ty Quang Huân cho rằng VPBank làm mất 26 tỷ đồng đang có diễn biến phức tạp

Tuy nhiên phía VPBank cho rằng, ngân hàng này chỉ nhận được đơn khiếu nại của bà Trần Thị Thanh Xuân gửi ngày 19/10/2015, tố ông Trinh đã cấu kết với một số nhân viên của ngân hàng này làm thiệt hại cho Quang Huân số tiền 11,3 tỷ đồng.

Mặt khác trong khi bà Xuân cho rằng, hồ sơ và chữ ký chi séc và rút séc đó là hồ sơ giả do nhân viên ngân hàng cùng chồng và Phạm Văn Trinh câu kết giả hồ sơ và con dấu công ty của bà.

Ngược lại, VPBank khẳng định qua kiểm tra các hồ sơ, giao dịch chứng từ thanh toán của Quang Huân cho thấy các chứng từ chuyển khoản, rút tiền, mua séc… đều được thực hiện ký, đóng dấu bởi đại diện pháp luật của Quang Huân, cũng trùng khớp với chữ ký, con dấu đăng ký ban đầu ở ngân hàng.

Chia sẻ quan điểm của mình, LS. Trương Thanh Đức – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam – VNBA), Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, vụ việc hiện đã được chuyển sang cơ quan điều tra nên phải chờ kết luận, chưa thể nói ngân hàng hay doanh nghiệp ai đúng ai sai.Sự chênh lệch giữa hai con số 26 tỷ đồng và 11,3 tỷ đồng cùng quan điểm trái ngược nhau giữa đại diện pháp luật của Công ty Quang Huân và khách hàng đang khiến vụ việc trở nên phức tạp.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, có thể khi Công ty Quang Huân mở tài khoản tại VPBank, thay vì đến trực tiếp ngân hàng, để hỗ trợ khách hàng nhân viên VPBank đem hồ sơ tới để bà Xuân ký tên, đóng dấu. Sau đó, nhân viên ngân hàng mang hồ sơ về ngân hàng hoàn thành thủ tục đăng ký mở tài khoản.

Theo đúng quy trình, nhân viên ngân hàng phải gửi trả lại cho bà Xuân một bản đăng ký mở tài khoản, nhưng có thể thông báo cho bà Xuân số tài khoản mà không trả lại chứng từ.

Do con dấu doanh nghiệp luôn được phòng hành chính hoặc kế toán giữ nên khi có sự cấu kết giữa phòng kế toán của Công ty Quang Huân và nhân viên VPBank tráo hồ sơ mở tài khoản của bà Xuân, tiền trong tài khoản có thể biến mất.

Dù những tình huống trên chỉ là giả định nhưng theo LS. Trương Thanh Đức, qua vụ việc cho thấy, đang có hiện tượng lãnh đạo doanh nghiệp ỉ lại và quá tin tưởng vào bộ phận kế toán dẫn đến ký thay hoặc không kiểm soát số dư trong tài khoản.

“Đến ngay thời điểm này, số tiền mất là bao nhiêu cũng chưa rõ ràng, con số 26 tỷ đồng hay 11,3 tỷ đồng bị mất cũng đang là dấu hỏi”, LS. Đức cho biết.

Người đến mua séc là chủ tài khoản thanh toán hay là người được ủy quyền sử dụng tài khoản thanh toán và người được ủy quyền nhận séc là ai. Đồng thời, giấy đề nghị này cũng phải có chữ ký đầy đủ của chủ tài khoản/người được ủy quyền và người nhận séc.

Nếu là người được ủy quyền thì người đó phải có giấy uỷ quyền của chủ tài khoản, trong đó phải xác định rõ nội dung uỷ quyền, thời hạn uỷ quyền và chữ ký của hai bên. (Trích Thông thư 22 của Ngân hàng Nhà nước)

Về phía ngân hàng, nếu có sự cấu kết giữa nhân viên ngân hàng dẫn đến sai phạm, không chỉ bản thân nhân viên mà cả bộ máy gồm lãnh đạo chi nhánh, kiểm soát viên cũng phải chịu trách nhiệm.

Cùng quan điểm, trả lời báo Đất Việt TS Bùi Quang Tín – giảng viên Đại học Ngân hàng TP.HCM cho rằng khâu kiểm soát séc của VPBank cũng bộc lộ nhiều lỗ hổng.

Theo đó VPBank khẳng định, nhân viên của ngân hàng này – bà Đoàn Thị Thúy Hằng không đứng tên mua séc mà chỉ đứng tên nhận hộ séc theo chỉ định của Công ty Quang Huân; Việc mua séc của Công ty Quang Huân được chính công ty này thực hiện.

Cụ thể, khi tờ séc là bà Xuân mua, tên của bà Xuân nhưng người ký là ông Phạm Văn Trinh (nhân viên kế toán công ty Quang Huân).

Đối chiếu với Thông tư số 22 số 22/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động cung ứng và sử dụng séc (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/01/2016), thì rõ ràng phía ngân hàng đã sai ở điểm này.

Nếu là chữ ký của ông Trinh thì phía dưới chữ ký đó phải để tên ông này chứ không phải tên bà Xuân. Và như thế, ông Trinh bắt buộc phải có giấy ủy quyền hợp pháp của bà Xuân và ông này phải có chữ ký mẫu tại ngân hàng VPBank. Chưa kể, trong phần kiểm tra Chứng minh nhân dân (CMND), nếu tờ séc để tên bà Xuân thì phải có CMND của bà Xuân, chứ không thể đưa CMND của ông Trinh ra được.

Qua đó TS. Tín cho rằng, ngân hàng đã không kiểm soát đầy đủ các yếu tố này theo đúng quy định của luật.

——————

Giáo dục (Kinh tế) 30-8-2016:

http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Nhieu-lo-hong-quan-ly-trong-vu-khach-to-mat-tien-ty-tai-VPBank-post170515.gd

(304/1.114)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.710. Sự cố VNDirect: Ai sẽ chịu trách nhiệm khi...

(VOV.VN) - Ngày thứ 3 kể từ thời điểm tạm dừng hoạt động, hệ thống...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,579