1.555. Đăng ký kinh doanh cởi mở, hậu kiểm thế nào?

(VTV1) – Phương thức quản lý phải thay đổi thế nào đang là vấn đề đặt ra để thực hiện tốt công tác hậu kiểm sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.

Năm 2016, cả nước có hơn 110.000 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là gần 900.000 tỷ đồng, tăng hơn 16% về số doanh nghiệp và hơn 48% về số vốn đăng ký so với năm 2015. Đây là lần đầu tiên nước ta có trên 100.000 doanh nghiệp thành lập trong 1 năm. Kết quả này cho thấy luật Đầu tư và luật doanh nghiệp 2014 đã tác động tích cực đến việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ phấn đấu đến năm 2020 cả nước có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, phương thức quản lý phải thay đổi thế nào đang là vấn đề đặt ra để thực hiện tốt công tác hậu kiểm sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, cấp đăng ký Kinh doanh thực chất chỉ là sự ghi nhận của nhà nước việc doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Đó là lý do bãi bỏ quy định tiền kiểm. Bộ đã xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, kết nối toàn ngành để các cơ quan chức năng thực hiện hậu kiểm, tức là sự chấp hành Pháp luật khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, theo luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI đây chỉ là cơ sở dữ liệu riêng của ngành quản lý đăng ký kinh doanh. Để thực hiện tốt khâu hậu kiểm thì cần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân, từ CMND, hộ khẩu cho đến lý lịch tư pháp, chuyên môn, ngành nghề và những vấn đề khác liên quan.

Công an Hà Nội cho biết, trong quá trình điều tra đã phát hiện nhiều lỗ hổng trong khâu đăng ký kinh doanh. Năm 2016, cơ quan này đã triệt phá nhiều đường dây mua bán hóa đơn khống, trục lợi hàng trăm tỷ đồng. Phát hiện hàng trăm công ty ma không có trụ sở như đăng ký với cơ quan quản lý, còn người đại diện Pháp luật thì dùng tên và giấy tờ giả.

Đơn giản hóa thủ tục đăng ký Kinh doanh theo là nhằm phát huy tối đa các nguồn lực đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện để doanh nghiệp chủ động chớp thời cơ. Các chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định, phương thức quản lý cũng cần thay đổi tương ứng để kiện toàn bộ máy kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, phù hợp với sự cởi mở trong khâu đăng ký kinh doanh, giảm thiểu tình trạng lợi dụng để trục lợi.

Trong đó có đoạn PV Nguyễn Sơn phỏng vấn Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI hồi 8h30giờ ngày 28-2-2017 tại VIAC, tầng 7 Toà nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội. Đưa lên Facebook vui vẻ như sau:

Phóng sự 3’25 tại đây:

http://baomoi.me/kinh-doanh/dang-ky-kinh-doanh-coi-mo-hau-kiem-the-nao_tin1058956.html

Toàn bộ Chương trình Thời sự:

http://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv1/tin-tuc-0.htm

—————

VTV1 (Thời sự) 19h19 ngày 05-3-2017:

http://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv1/tin-tuc-0.htm

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.280. ‘Giải mã cùng luật sư’: Cần lưu ý gì...

(TT) - Quý vị đang lắng nghe chuyên mục Podcast “Giải mã cùng luật sư’’...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,757