15. Đau đầu con dấu.

(ANVI) – Mới đây, tại Hội thảo xin ý kiến về sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp 2005, do Bộ KH&ĐT tổ chức, các diễn giả đã đưa vấn đề “con dấu” pháp nhân của công ty ra mổ sẻ.

Điều khoản 36.2, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Con dấu là tài sản của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật.”

Con dấu của doanh nghiệp chỉ là một dấu hiệu để thuận tiện nhận diện, nhưng hiện nay lại bị ép chơi chung sân với các cơ quan nhà nước bằng Điều 1, Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24-8-2001 của Chính phủ về Quản lý và sử dụng con dấu. Theo đó “con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ…” của doanh nghiệp.

Nhiều ý kiến đã mạnh dạn đề nghị bỏ hẳn quy định doanh nghiệp phải bắt buộc có con dấu, mà để có thể tự chọn có hay không và đặc điểm nhận dạng của con dấu. Nếu cần thiết thì đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp chưa bỏ được con dấu, thì cần quy định rõ, nó không có vai trò khẳng định giá trị pháp lý của các văn bản[1].

Trên thực tế, Tòa án vẫn thừa nhận đối với hợp đồng và giao dịch, dù không đóng dấu, nhưng đã có chữ ký tươi của người có thẩm quyền của doanh nghiệp.

Ngày 11-9-2013

[1] Theo Điều 44 và 43, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và 2020 thì không còn giá trị pháp lý trong việc đóng dấu.

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.730. Ra mắt cuốn “cẩm nang” tra cứu về pháp...

(ND) - Cuốn sách “Cẩm nang pháp luật ngân hàng (Nhận diện những vấn...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.279. Tình trạng thuê người mua ngoại tệ: Cần...

(HNM) - Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng đăng tin tìm...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,524