242. Giá của đồng tiền

Đầu năm 2013, tôi bất ngờ nhận được cuộc điện thoại kêu cứu từ một người chưa hề quen biết ở Bình Dương. Cô sụt sùi, giọng ngắt quãng xin tôi, với tư cách một luật sư, tư vấn và giúp đỡ hai mẹ con.

Cô đã vay 30 triệu đồng của một “công ty tài chính tiêu dùng”. Hai mẹ con đã rất cố gắng trong nửa năm để trả gần hết 30 triệu, nhưng khoản nợ vẫn còn gần bằng số tiền gốc ban đầu. Lý do là họ phải vay với lãi suất rất cao, lên đến 6%/tháng, tức 72%/năm. Cộng với việc chậm trả nợ – chỉ cần chậm một giờ đồng hồ sang ngày hôm sau là khoản nợ bị nhảy sang nấc lãi suất khác – nên họ bị áp mức lãi suất quá hạn lên đến 108% mỗi năm. Ngoài ra, mẹ con cô còn bị tính thêm một khoản đối với phần tiền lãi chậm trả. Đây là mức lãi suất tôi chưa từng thấy trong hơn 20 năm làm trong lĩnh vực tài chính.

Cô ấy kêu cứu không chỉ vì phải trả mức vay cắt cổ, mà còn hoảng loạn vì bị trấn áp tinh thần. Người của công ty thúc nợ quyết liệt làm cho cô và bà mẹ già sợ đến mức mất ăn, mất ngủ. Hai mẹ con nhận hàng chục cuộc gọi, nhắn tin vào tất cả các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm trong ngày. Người ta còn tìm đến nhà và nơi cô làm việc để dọa dẫm.

Nghe một người nào đó mách, cô hỏi được số điện thoại và gọi cầu cứu tôi. “Tôi thấy ông viết bài về sự bất hợp lý của lãi suất”, cô nói đầy mong đợi.

Tôi giải thích cho cô ấy rằng, việc cho vay là hợp pháp, bởi cô đã tự nguyện ký vào hợp đồng vay. Và đầu tiên hãy bình tĩnh trình bày và kiến nghị với bên cho vay và với cơ quan nào có thể giúp đỡ.

Việc người dân bị rơi vào “bẫy” lãi suất ngất ngưởng như trên không còn là chuyện hiếm vài năm gần đây. Lý do cơ bản nhất, bởi các quy định liên quan đến lãi suất tiền Đồng liên tục thay đổi qua hàng chục đạo luật, mỗi lần thay đổi thì nội dung của luật mới lại khác hẳn luật cũ, nhưng những điểm vô lý vẫn không được sửa chữa, trong đó có ba Bộ luật Dân sự.

Không chỉ những quy định về lãi suất dân sự, mà cả lãi suất kết tội hình sự cũng nhảy nhót như đùa. Ví dụ, từ năm 2006 đến cuối năm 2010, mức lãi suất để kết tội “cho vay lãi nặng” (từ được dùng trong bộ luật Hình sự)  thay đổi theo từng tháng vì chạy theo sự biến động của lãi suất cơ bản.

Cách định nghĩa này khiến số “tội phạm” tăng giảm vô cùng thất thường. Nếu ngày 1/11/2010, ai cho vay lãi suất 120% mỗi năm sẽ phạm tội hình sự. Từ ngày 5/11/2010 đến hết năm 2016, con số đó là 135% mỗi năm. Trong năm 2017, mức này tăng vọt lên 200% mỗi năm. Và từ năm 2018 trở đi, nó bất ngờ giảm xuống còn một nửa, tức 100% một năm.

Vào thời kỳ xảy ra câu chuyện của người phụ nữ ở trên, lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản, tức là không được vượt quá 13,5%/năm theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên, vì sự chưa thống nhất trong nhiều điều luật, các tổ chức tín dụng lại vẫn được cho vay phổ biến với mức lãi suất cao hơn, đặc biệt là cho vay tiêu dùng có thể lên đến 60% – 70%/năm.

Cùng khoảng thời gian mà khách hàng trên vay vốn tiêu dùng, thì doanh nghiệp vay vốn sản xuất, kinh doanh tại các tổ chức tín dụng phải trả lãi suất khoảng khoảng 14% – 15% mỗi năm. Nếu như doanh nghiệp không đủ điều kiện vay các tổ chức tín dụng, buộc phải đi vay vốn ở bên ngoài thì thường phải trả lãi suất cao hơn. Nhưng cũng thời điểm đó, Điều 9, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) lại quy định lãi vay không được vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản. Tức là chỉ có 13,5% một năm.

Cũng liên quan đến lãi suất, Điều 96, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định, trường hợp chậm trả lương thì phải trả thêm “ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố”. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã không còn công bố “lãi suất huy động tiền gửi” từ năm 1996, tức là đã bỏ từ 22 năm qua.

Đến đây, tôi đoán độc giả bắt đầu thấy hoa mắt vì lãi suất. Rất ít người bình thường có thể kiên nhẫn đọc được từng kia con số và phân định được điều gì sẽ xảy ra khi mình quyết định đi vay.

Nhưng độc giả chỉ cần nắm cơ bản là, do quy định của pháp luật về trần lãi suất quá xa rời thực tế, nên tổ chức tín dụng đã liên tục phá bỏ các trần lãi suất, dựa vào nguyên tắc thoả thuận lãi suất cho vay theo cơ chế thị trường.

Và đến bây giờ, người ta vẫn còn tranh luận về trần lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2015, rằng nó chỉ áp đặt cho dân, hay với cả ngân hàng, tổ chức tín dụng?

Nhiều người không khỏi thắc mắc: Nếu các các tổ chức tín dụng đúng luật, thì rõ ràng luật đã sai và ngược lại?

Vì lãi suất là giá cả của đồng tiền và đồng tiền thể hiện sức khoẻ của nền kinh tế, nên quy định trần lãi suất phải dựa vào cung cầu của thị trường. Và Bộ luật Dân sự cần phải đặt ra trần lãi suất chung cho mọi loại hình cho vay. Luật Các tổ chức tín dụng nếu có quy định khác, thì chỉ có thể là giới hạn thấp hơn, chứ không thể cao hơn mức chung.

Do vậy, theo tôi, cần sửa ngay Bộ luật Dân sự năm 2015 theo hướng, nâng trần lãi suất thực tế của ngành ngân hàng, hoặc một mức phổ biến trong xã hội. Riêng đối với tội cho vay lãi nặng, nhà nước phải ấn định cụ thể mức phạm tội, chẳng hạn là trên 100% mỗi năm. Có thế, mới biết ai cho vay lãi nặng mà xử lý.

Người phụ nữ ở trên, cuối cùng may mắn được “giải cứu”. Nhờ một đài truyền hình đưa tin nên vụ việc đã được công ty tài chính kia dàn xếp theo hướng giảm đáng kể số tiền lãi. Nhưng còn rất nhiều người dân nghèo vẫn buộc phải vay tiền của hiệu cầm đồ, thậm chí kể cả vay tín dụng đen. Họ chẳng bao giờ dựa được vào luật, cũng không biết trần lãi suất là bao nhiêu – tức giá luật định của đồng tiền mà họ sử dụng là thế nào. Họ không được quyền chọn giá đúng.

Trương Thanh Đức

——————-

Bản sửa cuối cùng

Giá của đồng tiền

 

Tôi bất ngờ nhận được cuộc điện thoại kêu cứu từ một phụ nữ chưa hề quen biết ở Bình Dương vào đầu năm 2013. Cô ấy sụt sùi, giọng ngắt quãng xin tôi, với tư cách một luật sư, tư vấn và giúp đỡ hai mẹ con họ.

Chuyện là, cô đã vay 30 triệu đồng của một công ty tài chính tiêu dùng. Dù đã rất cố gắng trong gần một năm để trả cả gốc và lãi suýt soát bằng số tiền vay, nhưng rồi khoản nợ vẫn còn mấy chục triệu. Lý do là họ phải vay với lãi suất rất cao, lên đến 6%/tháng, tức 72%/năm. Cộng với việc chậm trả nợ (chỉ cần chậm một giờ đồng hồ là có thể bị chuyển sang ngày hôm sau và khoản nợ bị nhảy sang nấc lãi suất khác) nên họ bị áp mức lãi suất quá hạn lên đến 108%/năm. Ngoài ra, mẹ con cô còn bị tính thêm một khoản đối với phần tiền lãi chậm trả. Đây là mức lãi suất cho vay hợp pháp mà tôi chưa từng thấy trong gần 20 năm làm trong ngành Ngân hàng.

Cô ấy kêu cứu không chỉ vì phải trả mức vay cắt cổ, mà còn hoảng loạn vì bị đe dọa tinh thần. Người của công ty kia thúc nợ quyết liệt làm cho cô và bà mẹ già sợ đến mức mất ăn, mất ngủ. Hai mẹ con bị khủng bố mỗi n ngày vài chục cuộc gọi điện, nhắn tin vào tất cả các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm. Người ta còn tìm đến nhà và nơi cô làm việc để dọa dẫm.

Nghe một người nào đó mách, cô hỏi được số điện thoại và gọi cầu cứu tôi. “Tôi thấy ông viết bài về sự bất hợp lý của lãi suất”, cô nói đầy mong đợi.

Tôi giải thích rằng, về phía công ty tài chính là việc cho vay là hợp pháp, về phía cô ấy cũng hoàn toàn tự nguyện ký vào hợp đồng vay. Do đó cần bình tĩnh trình bày và kiến nghị với bên cho vay, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng giúp đỡ.

Việc người dân bị rơi vào “bẫy” lãi suất ngất ngưởng như trên không còn là chuyện hiếm vài năm gần đây. Lý do cơ bản nhất, bởi các quy định liên quan đến lãi suất tiền vay liên tục thay đổi qua hàng chục đạo luật, trong đó có ba Bộ luật Dân sự, mà nội dung của luật mới lại khác hẳn luật cũ, nhưng những điểm vô lý thì vẫn không được khắc phục.

Không chỉ những quy định về lãi suất dân sự, mà cả lãi suất kết tội hình sự cũng nhảy nhót như đùa. Ví dụ, từ năm 2006 đến cuối năm 2010, mức lãi suất để kết tội “cho vay lãi nặng” (từ được dùng trong Bộ luật Hình sự) chạy theo sự biến động của lãi suất cơ bản. Cách quy định này khiến hành vi cho vay với lãi suất cao có phạm tội hay không thay đổi thất thường theo từng tháng. Cùng với việc thay đổi khác nữa, dẫn đến “con số tội phạm” biến động giật mình. Nếu ngày 1/11/2010, ai cho vay lãi suất 120%/năm sẽ phạm tội hình sự thì từ ngày 5/11/2010 đến hết năm 2016, con số đó là 135%/năm. Từ ngày 1/1 đến 31/12/2017, mức này tăng vọt lên 200%/năm. Và từ năm 2018 trở đi, nó bất ngờ giảm xuống còn một nửa, tức 100%/năm.

Vào thời kỳ xảy ra câu chuyện ở trên, lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản, tức tối đa là 13,5%/năm theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005. Tương tự, nếu như doanh nghiệp không đủ điều kiện vay các tổ chức tín dụng, mà buộc phải đi vay vốn ở bên ngoài thì cũng không được vượt quá mức lãi này (mặc dù thực tế thường phải vay với lãi suất cao hơn) theo quy định tại Điều 9, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013). Tuy nhiên, trên thực tế các tổ chức tín dụng lại vẫn được cho vay phổ biến với mức lãi suất cao hơn mức 13,5%, đặc biệt là cho vay tiêu dùng có thể lên đến 60% – 70%/năm.

Đến đây, nhiều độc giả đã thấy hoa mắt, chóng mặt vì lãi suất và đặt ra câu hỏi tại sao ngân hàng lại không phải tuân thủ giới hạn về lãi suất cho vay? Và tại sao lãi suất ngân hàng lại được phép cao hơn lãi suất bên ngoài mà không phải là ngược lại?

Câu trả lời là, về nguyên tắc, Bộ luật Dân sự quy định trần lãi suất cho vay được áp dụng chung cho mọi đối tượng. Luật Các tổ chức tín dụng nếu có quy định khác, thì chỉ có thể là giới hạn thấp hơn, chứ không thể cao hơn mức chung. Nhưng đáng tiếc là, trên thực tế vẫn dai dẳng cuộc tranh luận rằng, trần lãi suất cho vay chỉ áp đặt cho dân hay với cả các tổ chức tín dụng?

Nhưng do quy định của pháp luật về trần lãi suất quá xa rời thực tế, nên các tổ chức tín dụng đã liên tục phá bỏ, vì dựa vào nguyên tắc thoả thuận lãi suất cho vay theo cơ chế thị trường theo Luật Các tổ chức tín dụng. Lãi suất là giá cả của đồng tiền và đồng tiền thể hiện sức khoẻ của nền kinh tế, nên không thể áp đặt một trần lãi suất cố định cho các tổ chức tín dụng.

Do vậy, theo tôi, cần sửa ngay Bộ luật Dân sự năm 2015 theo hướng, quy định rõ ràng, trần lãi suất cho vay phải áp dụng chung, phù hợp với trần lãi suất thực tế của ngành Ngân hàng. Riêng đối với tội cho vay lãi nặng, nhà nước phải ấn định cụ thể mức phạm tội, chẳng hạn là trên 100%/năm. Có thế, mới dễ dàng nhận biết một quy định ngăn ngừa và xử lý tội phạm cho vay lãi nặng.

Người phụ nữ ở trên, cuối cùng may mắn được “giải cứu”. Nhờ một đài truyền hình đưa tin nên vụ việc đã được công ty tài chính kia dàn xếp theo hướng, giảm đáng kể số tiền lãi. Nhưng còn rất nhiều người dân nghèo vẫn buộc phải vay tiền của các công ty tài chính tiêu dùng, của hiệu cầm đồ, thậm chí kể cả vay tín dụng đen. Họ chẳng hy vọng được quy định của luật về trần lãi suất bảo vệ, cũng không thể biết có hay không trần lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng và càng không thể hiểu được rằng, luật quy định về giá cả của đồng tiền khi họ sử dụng vốn vay là thế nào. Họ không được quyền chọn giá đúng!

 

Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC. 

——————

VnExpress (Góc nhìn) 20-9-2018:

https://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/gia-cua-dong-tien-3812395.html

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.279. Tình trạng thuê người mua ngoại tệ: Cần...

(HNM) - Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng đăng tin tìm...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,724