3.622. Án lệ – mảnh ghép cuối cùng để áp dụng pháp luật!

(DĐDN) – Án lệ chính thức được thừa nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam là bước ngoặt lớn, đánh dấu sự đột phá trong quá trình cải cách tư pháp.

Không hệ thống pháp luật nào có thể điều chỉnh bao trùm hết mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống xã hội, vì vậy áp dụng án lệ sẽ bổ sung những thiếu sót, giải quyết những điểm mờ, lấp đầy những “lỗ hổng” đang tồn tại trong các quy định pháp luật…

Đổi mới quan điểm…

“Mọi lý thuyết đều là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, bội phần phức tạp đòi hỏi pháp luật phải luôn được đổi mới. Tuy nhiên, do các điều kiện khách quan luôn luôn thay đổi, nhiều lúc pháp luật thành văn hiện hành khó có thể giải đáp hết được mọi câu hỏi mà cuộc sống đặt ra.

Bởi vậy, một cách tiếp cận rộng mở hơn, linh hoạt hơn là rất cần thiết. Không nên áp dụng luật pháp một cách bó hẹp và theo từng câu chữ, tách biệt với những phương pháp giải thích rộng mở thể hiện vai trò sáng tạo của thực tiễn toà án và học thuyết. Các đạo luật chỉ là điểm xuất phát mang tính cơ bản chứ không phải là điểm cuối cùng để giải quyết mọi vấn đề.

Như vậy, pháp luật được tạo ra không phải chỉ bằng phương pháp tiên nghiệm và không chỉ nằm trong những quy phạm pháp luật thành văn. Cách hiểu “pháp luật” theo nghĩa rộng, nghĩa là không chỉ gói gọn trong các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan lập pháp và hành pháp ban hành. “Pháp luật” đầy đủ bao gồm cả những nguồn khác như: tập quán, thực tiễn toà án, học thuyết, lý trí, các nguyên tắc chung – tất cả đều hướng tới một đích là đạt được công lý.

Điều 1 về “Án lệ và giá trị pháp lý của án lệ”, Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 18/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã giải thích như sau: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”.

Năm 2016, chúng ta mới có án lệ đầu tiên, nhưng đến nay đã công bố được 52 án lệ và đã phát huy hiệu quả khá tốt trên thực tế. Chẳng hạn như trước đây, Toà án phán quyết rất khác nhau về nghĩa vụ chậm thanh toán hợp đồng mua bán hàng hoá, vì pháp luật quy định không rõ. Nhưng từ khi có Án lệ số 09/2016/AL thì việc tính tiền lãi do chậm thanh toán là theo mức lãi suất quá hạn trung bình trên thị trường; nhưng không được tính lãi trên số tiền phạt vi phạm hợp đồng và khoản tiền bồi thường thiệt hại trong “Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa”.

Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thảo luận và biểu quyết thông qua đề xuất lựa chọn làm án lệ.

Việc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử là rất cần thiết, phù hợp với đòi hỏi thực tế bởi án lệ là một nguồn luật, đã được đúc kết, chọn lọc kỹ và mang tính chuyên nghiệp

Để hoàn thiện hơn

Một số nước coi trọng theo hệ thống pháp luật thành văn (hệ thống pháp luật Dân sự – Civil Law), tiêu biểu như: Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản,…) thì án lệ được xem như một cách giải thích pháp luật. Những bản án này mà không được xem là luật, không mang tính ràng buộc pháp lý. Tuy nhiên, nhưng Tòa cấp dưới phải tham khảo áp dụng tương tự, nếu không sẽ có nguy cơ bị Tòa cấp trên sửa án, huỷ án rất cao. Lý do là, án lệ chính là cách áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, hợp lý, thì không có lý gì mà không tuân theo, trừ trường hợp có cơ sở vững chắc để phán quyết khác đi, thậm chỉ phủ nhận án lệ cũ để lập ra án lệ mới.

Vì vậy, việc áp dụng án lệ không những tạo ra sự công bằng, bình đẳng, hợp lý, mà còn giúp cho việc xét xử diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi, đơn giản, minh bạch, tránh gây ra nhiều tranh cãi trong hoạt động xét xử, việc áp dụng án lệ trong trường hợp này sẽ khắc phục những kẽ hở mà luật thành văn chưa quy định, tạo ra sự công bằng, bình đẳng, tránh được tiêu cực và dư luận xấu. Điều 6 về “Áp dụng tương tự pháp luật”, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Quan hệ dân sự được áp dụng theo thứ tự ưu tiên như sau: Thoả thuận, pháp luật, tập quán, quan hệ dân sự tương tự, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ và lẽ công bằng.

Bởi thế mới nói, án lệ là mảnh ghép cuối cùng để hoàn thiện và đưa pháp luật vào cuộc sống.

Luật sư Trương Thanh Đức 

Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC 

————————–

Diễn đàn Doanh nghiệp (Bình luận) 06-02-2022 (966/966):

https://diendandoanhnghiep.vn/an-le-manh-ghep-cua-cuoc-song-215811.html

#anle #anvi #anivlawfirm #luatanvi

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.279. Tình trạng thuê người mua ngoại tệ: Cần...

(HNM) - Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng đăng tin tìm...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,692