337. Bình luận về Pháp luật doanh nghiệp.

(ANVI) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Tham luận gạch đầu dòng và trình bày tại Diễn đàn do Hội Luật gia tổ chức.

  1. Nhận định tình hình:

1.1. Thời bao cấp, đã có lúc 98% ngân sách từ nguồn viện trợ. Đến nay chủ yếu đến từ doanh nghiệp, gồm cả hộ kinh doanh;

1.2. Vì vậy, lẽ sống hiện tại, tương lai & hy vọng đều nhờ vào doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển song hành với cởi trói cho DN.

  1. Một số đề nghị:

2.1. Sửa những quy định nửa vời, thuận cho doanh nghiệp, khó cho tất cả, ngành nghề, con dấu, đại diện pháp luật,…

2.2. Bỏ ít nhất 1/2 trong số 243 ngành nghề kinh doanh có diều kiện;

2.3. Bỏ ít nhất 2/3 điều kiện kinh doanh;

2.4. Nhà nước quản lý bằng quy chuẩn, tiêu chuẩn, chất lượng & công cụ thị trường.

2.5. Hỗ trợ quan trọng nhất là cởi trói cho doanh nghiệp, trong đó đã đến lúc cần tính đến cởi trói thực chất & quan trọng hơn, cởi trói ngoài luật, hay vẫn là luật, nhưng là luật bất thành văn, hành hạ, nhũng nhiễu doanh nghiệp.

  1. Đề nghị đột phá: Xác định lại Nguyên tắc áp dụng pháp luật:

3.1. Doanh nghiệp & người dân không chỉ dừng lại ở chỗ được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, mà được quyền lựa chọn làm theo văn bản quy định cụ thể, thậm chí là bất cứ văn bản nào, thay vì nguyên tắc bế tắc, đánh đố doanh nghiệp là theo văn bản có hiệu lực cao hơn & văn bản cùng cấp ban hành muộn hơn.

3.2. Vì nguyên tắc lâu nay tưởng như chân lý lại chỉ đúng & chỉ đặt ra đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng chính điều này đã gây ra tai họa cho doanh nghiệp.

3.3. Không thế chấp nhận lỗi Nhà nước gây ra tình trạng hệ thống quy định pháp luật bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, phức tạp, rắc rối, thậm chí là sai lầm, trái luật, vi hiến, rồi bắt doanh nghiệp gánh chịu.

3.4. Câu chuyện ghi xuất xứ hàng hoá từ câu chuyện của Asanzo là một điển hình: Kiểu gì doanh nghiệp cũng chết. Không ghi gì không xong. Ghi Trung Quốc không được. Ghi Việt Nam thì 5 ăn, 5 thua, vì rất dễ vướng quy định không phải là việc “chế biến cơ bản”.

3.5. Vụ xuất xứ hàng hóa không thuộc loại xuất nhập khẩu, cộng đồng doanh nghiệp cần 1 lời xin lỗi của Chính phủ, ít nhất là Bộ Công thương, vì trong nhiều trường hợp kiểu gì cũng sai, kể cả sắp tới có Thông tư hướng dẫn về việc này. Trong việc này Luật Thương mại 2005 sai. Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về Nhãn hàng hoá sai. Nguy cơ Thông tư sắp ban hành sai. Cuối cùng doanh nghiệp chịu sai.

Hà Nội 12-9-2019.

Bài viết 

302. Khơi thông pháp lý, tạo sức bật cho đất...

(QĐND) - Để đất đai thực sự trở thành nguồn lực phát triển, trước hết...

Bình luận 

415. Bình luận về tình trạng Hình sự hoá các...

(ANVI) - Bài viết theo đặt hàng thuộc Đề tài nghiên cứu khoa học cấp...

Phỏng vấn 

4.021. Chấn chỉnh Home Credit, F88: Tuân thủ và minh...

(VNF) - Sau khi một số công ty đòi nợ thuê bị điều tra và các nhân viên...

Trích dẫn 

3.455. Lật tẩy chiêu trò “gọi vốn” của Công...

(DĐDN) - Không có dự án kinh doanh cũng chẳng có doanh thu, nhưng nhà đầu tư vẫn...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 141,246