49. Tuổi hưu – ưu nhược.

(ANVI) – Trước thông tin quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) có nguy cơ “vỡ” vào khoảng năm 2034, có nhiều phương án được đề xuất nhằm phòng ngừa rủi ro “nhỡn tiền” này. Bộ Lao – Thương “vớ” ngay biện pháp tăng tuổi hưu để ngừa vỡ quỹ. Cụ thể, nam tăng từ 60 lên 62 tuổi và nữ từ 55 lên 60 tuổi.

Xem chừng quan chức rất đồng tình, còn dân – công thi phản đối. Đồng tình vì không cần khai giảm tuổi mà vẫn kéo dài thời gian giữ ghế bổng lộc. Phản đối thì mệt mỏi lắm rồi, chơi không xong thì cống hiến gì nữa. Trong khi những vấn đề bất cập mang tính “sâu gốc bền rễ” của BHXH chưa được giải quyết.

Ấy là bất cập về tỷ lệ lao động thực tế tham gia đóng BHXH là cực kỳ thấp so với số lao động bắt buộc phải đóng (chỉ khoảng 20% so với 78%, theo ý kiến của một lãnh đạo cơ quan bảo hiểm). Việc này dẫn đến thiệt thòi cho người lao động, mà quỹ an sinh cũng ảnh hưởng không ít. Lao động thì thất nghiệp đầy đường, nếu các cụ không về thì các cháu cũng chẳng có chỗ mà vào. Năng suất lao động thì chưa bằng 10% của Sing, của Mỹ. Quá nhiều bộ đội, công an, công nhân các doanh nghiệp nhà nước đổ bể và vô vàn người 45-50 sức dài, vai rộng đã được nghỉ hưu.

Hay như bất cập về việc sử dụng nguồn quỹ BHXH chưa hiệu quả, chưa tạo được nhiều giá trị tăng trưởng cho quỹ cũng như quá rủi ro cũng chưa thấy được đề cập giải quyết.

Ngày 21-5-2014

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.710. Sự cố VNDirect: Ai sẽ chịu trách nhiệm khi...

(VOV.VN) - Ngày thứ 3 kể từ thời điểm tạm dừng hoạt động, hệ thống...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,580