604. Bộ trưởng cũng không có quyền cầm kinh doanh

(ĐT) – Báo Giao thông vận tải vừa có bài “Bộ trưởng Thăng: “Cấm Bảo Việt tham gia các dự án giao thông”. Nếu báo chí nói là đúng, trong vai trò một luật sư độc lập, ông đánh giá ra sao về lời cấm trên khi kinh doanh lâu nay phải theo nguyên tắc thị trường và đúng pháp luật. Dù ông là Bộ trưởng cũng không có quyền cho, quyền cấm một mối quan hệ kinh tế, hay một hợp đồng nào của các cấp dưới quyền.

Theo quy định của Hiến pháp và luật hiện hành, thì Bộ trưởng hay Thủ tướng cũng không có quyền cấm kinh doanh doanh nói chung. Còn cấm vĩnh viễn hay tạm thời hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nào đó thì cũng phải theo quy định của Luật, nghị định hoặc theo phán quyết của Toà án. Chẳng hạn, doanh nghiệp vi phạm pháp luật, bị xử lý vi phạm hành chính, có thể bị cấm một số hoạt động theo quy định của các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với các quan hệ hợp đồng thuộc lĩnh vực kinh tế, dân sự thì các bên có toàn quyền quyết định theo quy định tại Điều 4 về “Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận”, Bộ luật Dân sự năm 2005: “Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.”

 

Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật cạnh tranh cũng như Điều 38 Thông tư 124/2012/TT-BTC quy định rõ nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn DN kinh doanh bảo hiểm của bên mua bảo hiểm. Liệu câu nói trên có được xem là hành vi can thiệp trái pháp luật không thưa ông?

Trong bối cảnh các công trình nói chung, công trình giao thông nói riêng thường xuyên bị chậm tiến độ, không bảo đảm chất lượng cùng với nhiều bất cập khác nữa, thì việc chỉ đạo mạnh mẽ, nhanh chóng của Bộ trưởng có thể là cần thiết. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì chỉ nên ý kiến trên là một sự “bất tín nhiệm”, hay rộng hơn là một sự nhắc nhở thận trọng đối với các đơn vị có trách nhiệm trong các dự án giao thông, chứ không có nghĩa là mệnh lệnh. Việc có cơ sở pháp lý để cấm hay không và cấm như thế nào thì còn phải dựa vào quy định của pháp luật và thoả thuận trong hợp đồng. Nếu hiểu là mệnh lệnh cấm thì đương nhiên là can thiệp trái pháp luật vào quyền tự do lựa chọn của bên mua bảo hiểm.

Nếu không phạm luật thì đó có thể xem là hành vi can thiệp quá sâu vào vụ việc cụ thể và quá áp đặt hay không?

Một số luật chuyên ngành như Luật Bảo hiểm, Luật Các tổ chức tín dụng đã quy định cụ thể việc cấm mọi cá nhân, tổ chức can thiệp trái pháp luật vào quyết định kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng,… Vì vậy, khi Bộ trưởng chỉ đạo quá sâu, quá cụ thể vào giao dịch, nếu không phạm luật thì cũng sẽ trở thành hành vi can thiệp và áp đặt trái luật.

Trong phạm vi quyền hạn của mình, điều mà người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước (mà ở đây là Bộ trưởng) có thể làm trong trường hợp này đó là gì, với giả sử lỗi chậm bồi thường là do DN bảo hiểm?

Trước hết, phải khẳng định rằng, trong bối cảnh thực tế hiện nay, việc quan tâm xem xét cụ thể để giải quyết vướng mắc của Bộ trưởng là điểu rất tốt, rất nên làm. Tuy nhiên, khi giải quyết vấn đề cụ thể, thì sẽ bị ràng buộc bởi hợp đồng và các quy định của pháp luật. Vì vậy, vấn đề nào không vướng pháp vướng về pháp lý, thì Bộ trưởng có thể quyết ngay, nhưng ngược lại, thì chỉ nên khuyến nghị, yêu cầu tuân thủ đúng cam kết và quy định, đồng thời cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, pháp luật liên quan để giải quyết một cách tổng thể, lâu dài, hiệu quả. Chỉ đạo của Bộ trưởng có thể là rất cần thiết và hợp lý, nhưng nếu như vi phạm pháp luật thì lại trở thành vấn đề nghiêm trọng, vì dù thế nào vẫn phải thượng tôn pháp luật. Hợp với lý lẽ cuộc sống mới chỉ là một nửa, còn phải phù hợp với pháp lý.

Ở 1 trường hợp khác, xin hỏi nếu công văn do lãnh đạo một bộ ký với nội dung định hướng các DN bảo hiểm thực hiện công tác bảo hiểm công trình và chỉ rõ đích danh công trình bảo hiểm thuộc Dự án nào thì do DN bảo hiểm nào thực hiện thì có phải là hành vi can thiệp trái pháp luật không, thưa ông?

Dù việc làm đó hoàn toàn với mục đích vô tư, tốt đẹp, nhưng đáng tiếc, đó là việc trái với nguyên tắc tự do cạnh tranh của nền kinh tế trị trường, vi phạm Luật Bảo hiểm và Luật cạnh tranh.

—————–

Báo Đầu tư (Ngân hàng – Bảo hiểm) 24-11-2014

(967/967)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.279. Tình trạng thuê người mua ngoại tệ: Cần...

(HNM) - Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng đăng tin tìm...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,694