7. Ký chỉ một nửa.

(ANVI) – Nếu không bảo đảm cả 2 loại thẩm quyền liên quan đến hợp đồng trong doanh nghiệp là quyết định và ký kết thì rất dễ xảy ra tình trạng đã ký xong nhưng không có giá trị.

Thẩm quyền quyết định mặc dù chỉ là thẩm quyền nội bộ nhưng lại rất quan trọng với bên ngoài. Bởi nếu giao dịch nào đó của doanh nghiệp không được cấp có thẩm quyền của chính doanh nghiệp đó chấp thuận theo quy định thì gần như cầm chắc sẽ bị vô hiệu, nếu có tranh chấp. Ví dụ như với công ty cổ phần, các giao dịch có giá trị trên 50%[1] tổng tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất (hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định), thì phải được HĐQT thông qua.

Vấn đề thứ hai không thể bỏ qua, đó là cần phải xem ai là người có thẩm quyền ký kết vào các hợp đồng này. Theo quy định của pháp luật, người ký bắt buộc phải là người đại diện theo pháp luật hoặc được người này ủy quyền. Giữa thẩm quyền ký kết và quyết định, khó có thể nói cái nào quan trọng hơn. Để phòng ngừa nguy cơ vô hiệu, khi ký kết hợp đồng, luôn cần phải có đủ các giấy tờ và căn cứ pháp lý chắc chắn để khẳng định về 2 thẩm quyền.

Dù đối tác là tin cậy, dù đích danh Chủ tịch hay Tổng giám đốc của đối tác ký, thì cũng không nên bỏ qua nguyên tắc về thẩm quyền.

Ngày 17-7-2013

[1] Từ ngày 01-7-2016 trở đi là 35% theo Luật Doanh nghiệp 2014 và 2020.

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Luận cứ bào chữa cho 3 bị cáo vụ Tân...

Chuẩn bị 3 phương án hoàn toàn khác nhau: Phương án 1 là 1 mất 1...

Phỏng vấn 

4.281. Ông Trần Quí Thanh nhận thức hành vi của...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,350