867. Cổ phần hóa bệnh viện: Cần cơ chế hợp lý

(ĐĐK) – Bộ GTVT phải có chủ trương khuyến khích những người mua bệnh viện điều hành theo hình thức bệnh viện lấy thu bù chi. Phần lời sẽ quay lại đầu tư để phát triển bệnh viện chứ không chia lời cho cổ đông. Các nước có nhiều bệnh viện tư nhân phi lợi nhuận, nhưng ở Việt Nam hiện nay không có.

Việc cổ phần hóa rất có thể mở ra một kỳ vọng khác cho người bệnh.

Sự kiện Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương chào bán cổ phần đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Đã có đến 11,7 triệu cổ phần được đặt mua ngay trong lần IPO phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu ngày 21/10, được coi là rất bất ngờ đối với cả phía chào bán là Bộ Giao thông Vận tải.

Thu hút nhà đầu tư

Bất ngờ đầu tiên đến từ số lượng nhà đầu tư tham gia. Sự kiện lần đầu tiên một bệnh viện công lập của Việt Nam thực hiện cổ phần hóa đã thu hút đa dạng cơ cấu nhà đầu tư với sự tham dự của 33 nhà đầu tư trái ngược hẳn với sự èo uột trước đó 2 tháng (chỉ có hai doanh nghiệp là Công ty cổ phần tập đoàn Bảo Sơn và CTCP Tập đoàn T&T đăng ký).

Sự kiện Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương chào bán cổ phần đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Đã có đến 11,7 triệu cổ phần được đặt mua ngay trong lần IPO phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu ngày 21/10, được coi là rất bất ngờ đối với cả phía chào bán là Bộ Giao thông Vận tải.

Và đáng bất ngờ hơn nhà đầu tư sẵn sàng đặt mua toàn bộ khối lượng chào bán, và có nhà đầu tư trả giá cao gấp 2,6 lần so với giá khởi điểm, tại mức giá 26.000 đồng/cổ phần.

Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương là đơn vị công lập đầu tiên trong cả nước được Bộ GTVT tiến hành thí điểm cổ phần hóa, và gần 30% vốn cổ phần được bán hết trong phiên đấu giá sáng 21/10. Với giá bình quân là 23.597đồng/cổ phần, sau cổ phần hóa, Bệnh viện GTVT Trung ương sẽ có vốn điều lệ 168 tỷ đồng với tên mới là Công ty cổ phần Bệnh viện GTVT.

Nhiều ý kiến nhận định thành công bước đầu này đến từ chủ trương thoái sâu vốn nhà nước tại DNNN mà Chính phủ vừa điều chỉnh.

Trở lại với quy mô của bệnh viện GTVT, bệnh viện này có khoảng 450 cán bộ y tế, nhưng công suất giường bệnh của bệnh viện này chỉ đạt khoảng 60%. Vì vậy, mô hình bệnh viện cổ phần đã được đưa ra.

Nhiều chuyên gia cho rằng trong điều kiện Nhà nước không đủ ngân sách đầu tư xây dựng bệnh viện, trang bị cơ sở vật chất hiện đại và thu hút bác sĩ, chuyên gia giỏi, thì cổ phần hóa là giải pháp cần phải triển khai để thu hút nhà đầu tư chiến lược có kinh nghiệm quản lý bệnh viện, dùng thu nhập cao để lôi kéo nguồn nhân lực chất lượng cao… tạo điều kiện đổi mới hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Đầu tiên, việc cổ phần hóa bệnh viện sẽ thay đổi mô hình hoạt động của bệnh viện, đa dạng hóa được chủ sở hữu, nguồn lực. Rất có thể mở ra một kỳ vọng khác cho người bệnh, thoái khỏi cảnh một giường bệnh 4 bệnh nhân.

Trao đổi với Đại Đoàn Kết ngày 22/10, chuyên gia kinh tế Trương Thanh Đức nói: Tôi đánh giá cao việc cổ phần hóa bệnh viện, và đây là bước đi đúng hướng phù hợp với yêu cầu bắt buộc trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Là việc cần thiết phải làm đáng ra phải thực hiện từ nhiều năm trước.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh từng chia sẻ, thoái vốn cũng là cách giúp doanh nghiệp thay đổi phương thức quản lý theo hướng hiệu quả hơn. Về sâu xa, bệnh viện cũng cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và được nhìn nhận là một doanh nghiệp.

Tuy nhiên ông Đức cũng nhấn mạnh, quan trọng là phải có cơ chế hợp lý. Vì coi bệnh viện như là một doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xã hội, hiện nay cơ quan quản lý đã có nhiều ưu đãi về thuế nhưng sau cổ phần hóa,  bệnh viện này hoạt động không chỉ vì an sinh, trách nhiệm xã hội nữa mà còn vì mục đích kinh doanh vì lợi nhuận. Do vậy nên có cơ chế hỗ trợ khác, chẳng hạn ưu đãi khác về đất đai…

Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, việc nhà đầu tư nhắm vào các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có các dịch vụ công như giáo dục, y tế… rất có thể để lợi dụng những ưu đãi về đất đai, mua đất vàng giá rẻ?

Ông Đức cho rằng, không loại trừ những phương án này, song để có mô hình bệnh viện tốt hơn, hoạt động hiệu quả hơn bệnh viện cũ không còn cách nào khác. Chấp nhận đánh đổi và tăng cường giám sát, minh bạch hoạt động của doanh nghiệp.  Cùng làm nhiệm vụ cung ứng chăm sóc sức khỏe, nếu như số lượng doanh nghiệp bệnh viện càng nhiều thì các bệnh viện sẽ phải tìm cách cạnh tranh, tăng chất lượng, giảm giá dịch vụ.

Cổ phần hóa kỳ vọng thoát cảnh 1 giường 4 bệnh nhân.

Có nên mở rộng 

Chỉ mới chào bán thành công khối lượng cổ phần bệnh viện thì e rằng quá sớm để khẳng định đại cuộc cổ phần hóa thành công. Vẫn còn nhiều tranh luận, cổ phần hóa bệnh viện chưa rõ là 1 bước tiến hay bước lùi. Có ý kiến cho rằng, đối với ngành đặc thù như bệnh viện, cần rõ ràng theo hình thức hoặc công ra công hoặc tư ra tư. Tránh sự hỗn hợp xen kẽ hai mô hình dẫn đến khó quản lý.

Dù sau quá trình cổ phần hóa bệnh viện, phần “công” vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nghiên cứu khoa học, đầu tư phát triển kỹ thuật, chữa trị các trường hợp bệnh nặng, chăm sóc sức khỏe người nghèo nhưng nếu phần công không đủ mạnh, và nếu như dịch vụ chăm sóc sức khỏe bị thương mại hóa quá mức, đẩy giá lên cao sẽ trở thành nỗi lo ngại của bệnh nhân.

Dù trong mục tiêu của cơ quan quản lý, cổ phần hóa bệnh viện chủ trương khuyến khích những người mua bệnh viện điều hành theo hình thức bệnh viện phi lợi nhuận nhưng ít khi mục tiêu nào được thực hiện trọn vẹn?

Ông Đức bình luận, y tế, giáo dục hay văn hóa… là những lĩnh vực tư nhân hoàn toàn có thể làm. Chỉ có những lĩnh vực tư nhân không thể làm được thì Nhà nước mới cần tham gia vào. Còn lại Nhà nước cần rảnh tay để thực hiện các nhiệm vụ quản lý thay vì tham gia kinh doanh. 

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Tiên – Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khi trao đổi về vấn đề cổ phần hóa bệnh viện ngành cũng đã rất ủng hộ. Cổ phần hóa sẽ giúp nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc bệnh nhân.

Tuy nhiên, khi cổ phần hóa, Bộ GTVT phải có chủ trương khuyến khích những người mua bệnh viện điều hành theo hình thức bệnh viện lấy thu bù chi. Phần lời sẽ quay lại đầu tư để phát triển bệnh viện chứ không chia lời cho cổ đông. Các nước có nhiều bệnh viện tư nhân phi lợi nhuận, nhưng ở Việt Nam hiện nay không có.

H.Hương

——-

Đại đoàn kết (Kinh tế – XH) 23-10-2015:

http://daidoanket.vn/index.aspx/co-phan-hoa-benh-vien-can-co-che-hop-ly/71758

(352/1.390)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.730. Ra mắt cuốn “cẩm nang” tra cứu về pháp...

(ND) - Cuốn sách “Cẩm nang pháp luật ngân hàng (Nhận diện những vấn...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.279. Tình trạng thuê người mua ngoại tệ: Cần...

(HNM) - Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng đăng tin tìm...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,591